Theo đó, đơn vị quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) có chức năng khám, chữa bệnh ngoại trú có nhiệm vụ dự phòng, nâng cao sức khỏe, thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, kiểm soát hen và BPTNMT; thực hiện can thiệp giảm các yếu tố nguy cơ của hen và BPTNMT; thiết lập, duy trì các câu lạc bộ hen và BPTNMT. Các đơn vị này phải đảm bảo yêu cầu nhân lực: có ít nhất một bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa hệ nội hoặc hoặc bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc chuyên khoa dị ứng - miễn dịch lâm sàng; có ít nhất một điều dưỡng hoặc một kỹ thuật viên thực hiện được chức năng đo hô hấp. Đơn vị cần đảm bảo các trang thiết bị thiết yếu: bàn ghế, dụng cụ khám bệnh cơ bản, đèn đọc phim X-quang, máy đo chức năng hô hấp đạt chuẩn; máy đo nồng độ khí CO trong hơi thở ra và bộ kít thử test lẩy da phát hiện dị nguyên thường gặp… Đơn vị cũng cần có các thuốc thiết yếu phục vụ cho điều trị hen và BPTNMT.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, việc thiết lập các đơn vị quản lý hen và BPTNMT thống nhất, chuẩn hóa mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước sẽ tạo điều kiện cho bệnh nhân tăng cường tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, giúp giảm biến chứng, tăng cường chất lượng sống, giảm chi phí. Cùng với việc ban hành các tiêu chí trên nhằm thiết lập mạng lưới quản lý hen và BPTNMT tại các địa phương,
Ngoài ra, trong năm 2018 dự án phòng chống hen và BPTNMT thuộc Chương trình mục tiêu y tế dân số cũng triển khai các lớp đào tạo tập huấn về chẩn đoán điều trị hen phế quản, BPTNMT; hướng dẫn kỹ thuật đo chức năng hô hấp và các bước phân tích kết quả; hướng dẫn kê đơn thuốc cho từng trường hợp cụ thể; giám sát hoạt động tại các phòng quản lý hen và BPTNMT; củng cố, cập nhật kiến thức chuyên môn để tăng cường điều trị đúng, hiệu quả cho người bệnh.
Bình luận (0)