Cặp song sinh chế tạo robot đa năng

Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cặp song sinh Lê Đức Thành và Lê Đức Đạt (lớp 12 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Thừa Thiên-Huế) đã sáng chế thành công “Robot đa năng”.

Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cặp song sinh Lê Đức Thành và Lê Đức Đạt (lớp 12 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Thừa Thiên-Huế) đã sáng chế thành công “Robot đa năng”.

Thành và Đạt và robot đa năng - Ảnh: M.C
Thành và Đạt và robot đa năng - Ảnh: M.C
Trong cuộc thi Sáng tạo khoa học dành cho thanh thiếu niên do tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức năm 2013 - 2014, sản phẩm của hai em đạt giải nhì. Sau đó, nhận giải ba cấp Quốc gia. 
“Chúng em sinh ra trong gia đình làm nông, bố là một thợ mộc. Hằng ngày chứng kiến cảnh bố khó khăn khi vác trên vai những khúc gỗ lớn, mà gia đình lại không có điều kiến để mua máy cắt gỗ... Vì thế hai anh em quyết định tìm hiểu và vận dụng kiến thức mà mình học được để chế tạo ra robot đa năng, có thể giúp bố một phần nào đó công việc nặng nhọc”, em Lê Đức Đạt, nói về lý do chế tạo robot. Ý tưởng là vậy, song để triển khai thành một sản phẩm hoàn chỉnh không phải dễ. Đặc biệt là việc tìm kiếm nguyên vật liệu để tạo sản phẩm, vì ở Huế không có nên hai em phải vào Đà Nẵng mua rồi đặt hàng trong TP.HCM gửi ra. Từ khi lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành sản phẩm thì Thành và Đạt phải mất 3 tháng mới tạo ra được mô hình “robot đa năng”.
Robot được chia thành hai phần chính, phần cánh tay và phần chân. Phần cánh tay được làm bằng nhôm, gồm 5 bậc (hay còn gọi là 5 bộ phận động cơ), bao gồm: cổ tay, khửu tay, cánh tay, bắp tay, và phần kẹp tay để nhằm tạo cho cánh tay linh hoạt như chính cánh tay của con người. Còn phần chân làm bằng gỗ, được dùng lốp đa hướng và sử dụng động cơ hộp số để tăng độ cứng cũng như di chuyển đa hướng của robot. Mặc dù robot chỉ có ba chân nhưng nó có thể di chuyển tới, lui, đi sang trái, sang phải, quay trái, quay phải, quay vòng hoặc quay vòng tại chỗ nhờ ba bánh đa hướng kết hợp với ba động cơ hộp số.
Em Lê Đức Thành chia sẻ: “Robot đa năng của chúng em được nâng cấp dựa trên chức năng của hai thể loại robot phổ biến trong công nghiệp đó là robot lắp ráp và robot vận chuyển vì vậy sẽ hạn chế được chi phí lắp đặt máy. Từ đó robot không những giúp bố em tiết kiệm chi phí mà còn có thể giúp các nhà máy cơ khí khác nâng cao sự đa dạng của robot trong sản xuất công nghiệp”. Ông Lê Đức Bình, bố của cặp song sinh Thành - Đạt cho biết: “Từ nhỏ hai đứa rất thông minh, cứ thấy người ta làm gì rồi bắt chước làm theo. Lớn lên thấy chúng nó có niềm đam mê với việc nghiên cứu khoa học nên vợ chồng cũng ủng hộ nhưng chỉ biết ủng hộ bằng tinh thần vậy thôi. Dù vậy hằng ngày vợ chồng tui cũng nhắc nhở và động viên các con làm sao đó làm, phải phân chia thời gian học và thời gian sáng tạo cho hợp lý để không ảnh hướng xấu đến việc học tập”.
“Dù sản phẩm được đánh giá tương đối thành công nhưng chúng em đang cố gắng nâng cấp thêm cho robot dễ dàng xử lý các tình huống ngoài thực tế. Đặc biệt khắc phục hạn chế tốc độ di chuyển. Cài đặt xử lý sao cho hệ thống hoạt động trơn tru nhất và không trục trặc khi đang khiêng, vác các vật nặng và theo thời gian chúng em sẽ dùng điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại và vô tuyến”, Thành và Đạt nói thêm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.