Câu chuyện 'bác sĩ Khoa': Khi lòng trắc ẩn bị biến thành chiêu trò

13/08/2021 11:03 GMT+7

Lòng trắc ẩn luôn tồn tại trong mỗi một con người ngay từ lúc vừa cất tiếng khóc chào đời. Nó như một bản năng tự nhiên của nhân loại.

Nhất là khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, khủng hoảng, hoặc là khi xã hội đang xảy ra những biến động như thiên tai dịch bệnh tự nhiên lòng trắc ẩn, sự từ bi sẽ khiến cho con người thêm xích lại gần nhau, san sẻ yêu thương, san sẻ lương thực cho nhau và cùng giúp nhau đi qua khó khăn.
Và rồi đôi khi chính vì điều này mà không ít người đã biến nó thành một chiêu trò để trục lợi lòng trắc ẩn của xã hội.

Nhóm "bác sĩ Khoa" dùng tên giả nhưng tương tác thật, hoạt động có tổ chức

Một cách quyên tiền từ thiện

Chính vì vậy mà có câu chuyện về một bác sĩ Khoa “anh hùng” được “vẽ” ra từ một ekip nào đó trong thời buổi vốn rất nhạy cảm này. Khi mà các y bác sĩ được xem như những người hùng trong tuyến đầu chống dịch.
Cái hành động rút đi ống thở của ba mẹ mình để cứu sống một sản phụ và hai bé song sinh nó quá hoàn hảo về phần cốt truyện. Một thông điệp vô cùng ẩn dụ đầy tính nhân văn, khi một bên là người già yếu còn một bên là hai bé song sinh. Nó là một thông điệp tươi sáng về tương lai của nhân loại hẳn hoi.
Một “kịch bản” quá hay và đánh vào lòng trắc ẩn của nhiều người đến mức ngay cả những người lý trí nhất cũng bị cuốn theo bi kịch kia trong phút chốc. Vậy thử hỏi người dân bình thường cả năm nay họ đã mất oan bao nhiêu tiền của, họ đã tốn bao nhiêu giọt nước mắt để khóc thương cho những thân phận được một nhóm người hay một cá nhân riêng lẻ tự góp nhặt, rồi “vẽ ra những nhân vật” có hoàn cảnh lâm ly bi kịch.
Nhưng giá mà người sáng tác ra câu chuyện “bác sĩ Khoa” chịu khó học hỏi thêm kiến thức về y khoa một chút, hoặc là biết logic hơn trong các chi tiết ráp nối vào với nhau thì có lẽ nhân vật “bác sĩ Khoa” vẫn được “sống” thêm vài hôm nữa và họ sẽ có thêm cơ hội trục lợi thêm lòng trắc ẩn từ xã hội để tiếp tục “câu” thêm một khoản tiền không nhỏ. Như cái cách mà bao lâu nay họ vẫn thường làm để đi quyên tiền từ thiện.

Bài viết được lan truyền trên mạng xã hội và được cộng đồng chia sẻ với tốc độ chóng mặt

Chụp màn hình

TP.HCM bác thông tin "không cho người dân di chuyển trong 7 ngày" trong dịch Covid-19

Bi kịch  bị “nhào nặn” quá đà

Hiện tượng đánh vào lòng trắc ẩn của xã hội nó là một chiêu trò không còn mới mẻ. Khi tạo ra câu chuyện thì phải tạo ra thêm cho nhân vật, một lý lịch đời thực nhất, từ tính cách, sở thích, công việc, nơi ở, hoàn cảnh gia đình ...
Bản thân câu chuyện về bác sĩ Khoa cũng dựa vào nguyên lý này. Tuy nhiên bi kịch ấy đã bị “nhào nặn” quá đà giữa việc một bên là cha mẹ già sắp chết và một bên là một sản phụ sắp sinh con. Rồi nhét họ vào một không gian phòng phụ sản. Giả sử đây là bối cảnh trong rừng sâu thăm thẳm, thì cũng có thể tạm chấp nhận một bối cảnh phi lý như vậy. Nhưng xét về góc độ đạo đức lẫn pháp luật cũng không ai cho phép bác sĩ cướp đi cơ hội sống cho bệnh nhân. Nhất là khi người bệnh lại là cha mẹ mình.
Thế đấy, cho dù có giỏi chiêu trò đến đâu thì luật nhân quả cũng không bao giờ bỏ sót bất kỳ ai. Mà khổ nỗi giờ không cần phải ngồi chờ luật nhân quả hay luật pháp ra tay can thiệp. Vì thời của trí tuệ nhân tạo sẽ vạch mặt hết sự lươn lẹo của những ai đang cố tình lãng quên điều tử tế trong trái tim mình.
Không biết ngày mai sẽ có thêm những chiêu trò trực lợi gì và sẽ có thêm bao nhiêu nhân vật được “vẽ ra” nhằm đánh vào lòng trắc ẩn của cộng đồng xã hội. Nhưng người trí tuệ chắc chắn họ sẽ làm từ thiện bằng cái đầu tỉnh táo mà không cần thiết phải rơi những giọt nước mắt trước những câu chuyện lâm li bi đát ra vẻ đầy xót thương kia.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.