Câu chuyện giáo dục: Nhà trường và khẩu hiệu

14/09/2020 09:09 GMT+7

Trường học nào cũng 'tưng bừng' các loại khẩu hiệu . Khẩu hiệu là súc tích, ngắn gọn, có tầm khái quát cao và phải có tác dụng khơi gợi hành động. Nếu không, dễ trở thành lời nói suông, thậm chí nói một đằng làm một nẻo.

Ví dụ bệnh thành tích không những không giảm mà những trường vẫn treo khẩu hiệu to đùng: “Nói không với bệnh thành tích”. Tiết kiểm tra, học sinh (HS) “nhộn nhịp” quay cóp ngay bên dưới khẩu hiệu: “Trung thực khi làm bài là một đức tính tốt”. Nhiều trường hợp HS đánh nhau ngay bên cạnh câu khẩu hiệu đậm nét: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”…
Thử điểm qua một số câu khẩu hiệu mà các trường đang dùng hiện nay, ta không thấy bóng dáng của triết lý giáo dục đâu cả. Ví dụ: Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho HS noi theo; Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục; Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; Học không biết chán, dạy không biết mỏi; Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài...
Hiện chưa có một nghiên cứu khoa học nào về tác dụng của khẩu hiệu trong nhà trường. Tuy nhiên, ta vẫn thấy một “rừng” khẩu hiệu hiện tại hầu như không có mấy lợi ích thiết thực. Nếu có thì chỉ là để... trang trí cho vui mắt, hình thức mà thôi. Đấy là chưa nói tới sự tốn kém, lãng phí tiền bạc.
La liệt khẩu hiệu là vậy nhưng nhiều khi phải thêm vào những khẩu hiệu mới nhằm phục vụ các chủ điểm sinh hoạt của nhà trường. Điều này khiến “đội ngũ” khẩu hiệu trở nên đông đúc. Bên cạnh đó, một số khẩu hiệu đã lạc hậu về nội dung nhưng không được gỡ xuống kịp thời nên nhìn thêm rối mắt.
Tác dụng của khẩu hiệu vì thế không còn bao nhiêu.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.