Cậu học trò 15 tuổi mất thị lực cả 2 mắt may mắn tìm lại ánh sáng

09/11/2022 09:00 GMT+7

Sau một năm nghỉ học vì cả hai mắt gần như không còn nhìn thấy do hội chứng “giác mạc hình chóp”, em Hữu Toàn đã có thể đi học trở lại nhờ chính chuyên gia ghép giác mạc hàng đầu thế giới thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện FV, giúp cậu học trò nhỏ viết tiếp ước mơ tương lai tưởng chừng đã dang dở.

Toàn được kiểm tra thị lực tại Bệnh viện FV

Nguy cơ phải sống trong bóng tối suốt đời

Giữa năm 2021, Đặng Hữu Toàn (15 tuổi, Đắk Lắk) nhận thấy 2 mắt mờ dần, đọc chữ ngày càng khó khăn. Ban đầu, chị Đồng Thị Lành, mẹ của Toàn, nghĩ rằng con bị cận thị do học online nhiều giờ liền trên máy tính. Chị đưa con đi kiểm tra mắt tại địa phương và bác sĩ chẩn đoán Toàn mắc bệnh giác mạc hình chóp.

Bệnh giác mạc hình chóp là tình trạng giác mạc không có hình cầu như bình thường mà lồi ra ngoài thành hình chóp hoặc hình nón. Giác mạc hình chóp có thể làm thị lực mờ dần và khiến bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.

Chị Lành đưa con đến một bệnh viện mắt để tìm cách chữa chạy. Tại đây, Toàn được phẫu thuật cross linking (nhỏ vitamin B2 và chiếu tia cực tím lên giác mạc) để làm chậm tiến triển giác mạc chóp của mắt trái. Riêng mắt phải, tình trạng đã quá nặng, chỉ có thể ghép giác mạc. Nhưng bệnh viện lại không có nguồn giác mạc để ghép cho bệnh nhân.

Đặng Hữu Toàn và mẹ kể về hành trình tìm lại ánh sáng

Ảnh: FV

Chị Lành được biết nguồn giác mạc hiến tặng tại Việt Nam rất hạn chế, nên chị rất khổ tâm khi nghĩ đến tương lai con phải sống trong bóng tối. Sau đó, chị được một người quen cho biết Bệnh viện FV có nguồn giác mạc nhập khẩu từ ngân hàng giác mạc hiến tặng tại Mỹ và đã nhiều lần hợp tác với Giáo sư Donald Tan - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Giác mạc thế giới từ Singapore - để triển khai các ca ghép giác mạc cho bệnh nhân Việt Nam ngay tại FV. Chị Lành lập tức đưa con đến Bệnh viện FV.

“Cuối cùng con tôi đã tìm lại được ánh sáng”

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai - Trưởng khoa Mắt và phẫu thuật khúc xạ - Bệnh viện FV, bệnh nhân đến bệnh viện khi tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng. Thị lực mắt trái còn khoảng 1-2/10, riêng mắt phải gần như không thấy gì, chỉ nhận biết được ánh sáng. Hữu Toàn được chỉ định ghép giác mạc mắt phải và mang kính áp tròng điều trị giác mạc hình chóp cho mắt trái.

Ca phẫu thuật ghép giác mạc của Toàn tại Bệnh viện FV thành công

Ảnh: FV

Đến tháng 532022, Toàn được bác sĩ Donald Tan ghép giác mạc tại Bệnh viện FV. Chia sẻ về trường hợp trên, vị chuyên gia ghép giác mạc hàng đầu thế giới cho biết, giác mạc của Toàn đã bị tổn thương sâu, buộc phải thực hiện ghép giác mạc xuyên - tức thay toàn bộ giác mạc. Nếu được phát hiện sớm hơn, bệnh nhân chỉ cần thay lớp mô ở phần trước giác mạc và giữ nguyên lớp mô bên trong - còn gọi là ghép lớp hay ghép giác mạc phiến.

“Lợi thế chính của thủ thuật ghép giác mạc phiến là giảm đáng kể nguy cơ thải ghép giác mạc, xuống chỉ còn 1-2% so với tỷ lệ 10-15% của ghép giác mạc xuyên. Rất may là bệnh nhân đáp ứng tốt”, ông cho biết.

Tái khám sau 5 tháng, thị lực của Toàn phục hồi kỳ diệu. Mắt phải từ chỗ gần như không nhìn thấy gì, sau khi ghép giác mạc đã đạt 8/10 và có thể còn tăng lên sau khi cắt chỉ (khoảng 6 tháng sau). Riêng mắt trái, thị lực lên đến 10/10 khi đeo kính áp tròng điều trị giác mạc hình chóp. Sau một năm nghỉ học vì biến cố sức khỏe, Toàn đã có thể đi học lại, viết tiếp ước mơ tương lai tưởng chừng dang dở.

“Tôi biết ơn bác sĩ Donald Tan, bác sĩ Nguyễn Thị Mai cũng như các y tá, điều dưỡng của Bệnh viện FV. Cuối cùng con tôi đã tìm lại được ánh sáng”, chị Lành xúc động tâm sự.

Giúp nhiều bệnh nhân Việt Nam sáng mắt

Sau nhiều năm hợp tác với Bệnh viện FV, Giáo sư Donald Tan nhận thấy các ca bệnh về giác mạc tại Việt Nam phức tạp hơn nhiều so với ở Singapore.

Nguyên nhân, theo ông, là do các bệnh lý về giác mạc bẩm sinh tại Việt Nam khá nhiều nhưng việc phát hiện bệnh lại muộn. Một phần do hạn chế về trang thiết bị cũng như chuyên môn. Đơn cử như với bệnh giác mạc hình chóp, bệnh chỉ có thể phát hiện ở giai đoạn sớm bằng các máy móc tân tiến.

Giáo sư Donald Tan tin tưởng chọn FV làm nơi ghép giác mạc cho bệnh nhân Việt Nam

Ảnh: FV

Nhiều năm qua, ông đã quyết định thực hiện các ca ghép giác mạc ngay tại Bệnh viện FV, nhằm giảm tối đa chi phí cho bệnh nhân (do không cần phải ra nước ngoài phẫu thuật), mở ra cơ hội sáng mắt cho nhiều người dân Việt Nam.

Bác sĩ Donald Tan cảm thấy yên tâm khi thực hiện ghép giác mạc tại FV vì bệnh viện đảm bảo nguồn giác mạc chất lượng, cùng với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ được đào tạo tốt.

Bệnh nhân có thể đặt lịch khám và phẫu thuật ghép giác mạc với bác sĩ Donald Tan qua số điện thoại (028) 54 11 33 33.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.