(TNO) Nhiều tuyển thủ quốc gia Ai Cập đã dẫn đầu các đoàn biểu tình “tấn công” dinh tổng thống hôm 21.10, yêu cầu Hiệp hội Bóng đá nước này phải chấm dứt việc trì hoãn giải Vô địch quốc gia sau thảm kịch bóng đá hồi tháng 2.
>> Làng xe đạp thế giới tiếp tục chao đảo vì scandal Lance Armstrong
>> Hậu vệ tuyển Ý đánh trả cướp như phim hành động
>> Ballack phóng xe như “điên” tại Tây Ban Nha
|
Dẫn đầu đoàn biểu tình hàng trăm người ở thành phố Nasr của Cairo là đội trưởng tuyển Ai Cập Ahmed Hassan. Cuộc biểu tình còn có sự tham gia của cựu Phó chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Ai Cập (EFA) là Ahmed Shobeir, HLV và nhiều cầu thủ ngôi sao đang thi đấu ở các đội bóng trong nước, gồm: Osama Nabih (trợ lý HLV của CLB Zamalek), Mahmoud Fathallah, Ahmed El-Shennawy, Mohamed Said, Mohamed Abdel Monsif, Ahmed Eid Abdel-Malek...
“Chúng tôi đang hướng đến dinh tổng thống. Cuộc phản đối này hậu quả có thể sẽ rất khó lường nếu yêu cầu của chúng tôi không được đáp ứng”, Ahmed Hassan - ngôi sao của CLB Zamalek - nói với phóng viên trong cuộc biểu tình.
Theo Reuters, sau khi cuộc biểu tình được khởi xướng, có hơn 5.000 người đã xông vào dinh tổng thống yêu cầu phải “ra lệnh” cho EFA khởi động lại các giải bóng đá trong nước. Một nhóm khác đến khách sạn Baron bao vây CLB Sunshine Stars của Nigeria, đội vừa đến Ai Cập để chuẩn bị cho trận lượt về bán kết Champions League châu Phi với Al Ahly.
Tình thế trên buộc các quan chức an ninh của chính phủ phải có mặt tại khách sạn để giải quyết tình hình khi thành viên của Sunshine Stars khá lo sợ, họ gần như không bước ra được khỏi khách sạn.
Kể từ tháng 2, sau khi vụ bạo loạn kinh hoàng xảy ra ở một trận đấu giữa Masry và Al Ahly ở Port Said khiến 74 người thiệt mạng (đều là cổ động viên của Al Ahly), các giải bóng đá Ai Cập đều bị tạm hoãn.
Liên tiếp sau đó là những cuộc làm loạn của người hâm mộ yêu cầu EFA phải tìm ra công lý cho những người bị chết oan, khi cho rằng quân đội và cảnh sát đã đứng đằng giật dây dẫn đến vụ bạo loạn để “trả thù” trong một âm mưu chính trị.
Những người bị cáo buộc gồm 9 sĩ quan cao cấp cảnh sát và 3 quan chức của chính quyền Masry. Tuy nhiên, người đứng đầu Hội đồng quản trị mới của EFA Gamal Allam sau nhiều lần hứa sẽ khởi động lại giải đấu vì “miếng cơm manh áo” của cầu thủ, đến nay giải vẫn tiếp tục bị trì hoãn vô thời hạn.
Trước đó, vào tháng 8, hàng trăm người hâm mộ cùng vì lý do tương tự đã lao vào trụ sở EFA đập phá, cướp bóc và đe dọa các quan chức tổ chức này. Thế nhưng, mới đây, EFA vẫn ra quyết định mới để tiếp tục trì hoãn các giải bóng đá trong nước dẫn đến những cuộc biểu tình hôm 21.10.
Tây Nguyên
Bình luận (0)