Cầu thủ Indonesia bị tố bán độ ở chung kết AFF Cup 2010

Tây Nguyên
Tây Nguyên
21/12/2018 15:40 GMT+7

Bóng đá Indonesia tiếp tục đối mặt với những bê bối tham nhũng, bán độ mới và buộc phải xem xét đưa ra những biện pháp “cứng rắn”, kêu gọi chính phủ nên can thiệp để giải quyết vấn nạn này một cách triệt để.

Đầu tháng này, Hidayat - một thành viên điều hành của Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI), đã từ chức sau khi một chương trình truyền hình nổi tiếng phát đi đoạn ghi âm quan chức này đề nghị HLV của CLB Madura FC hối lộ khoảng 10.000 USD Mỹ để dàn xếp tỷ số một trận đấu ở giải hạng 2. Ông Hidayat vừa nhận án phạt cấm hoạt động liên quan đến bóng đá trong 3 năm.
“Dàn xếp tỷ số i trận đấu tồn tại ở mọi nơi, trong giải đấu 1, 2 và 3. Vấn đề là vấn nạn này chưa bao giờ được giải quyết và (thủ phạm) chưa được trừng phạt thích đáng”, nhà phân tích bóng đá Akmal Marhali nói với AFP.
PSSI tuyên bố thành lập một “đội đặc nhiệm” để giải quyết các cáo buộc dàn xếp tỷ số trận đấu sau vụ bê bối, hứa hẹn hành động kiên quyết chống gian lận. Nhưng các nhà phê bình như Marhali nói rằng cần phải có nhiều hơn các biện pháp và sự can thiệp mạnh mẽ để giải quyết khi tình trạng này dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Indonesia.
Bóng đá Indonesia vẫn chưa thể trở lại sau khi bị loại ở vòng bảng AFF Cup 2018 CHỤP MÀN HÌNH
Các cáo buộc về bán độ ở các trận đấu đã ám ảnh bóng đá Indonesia trong nhiều thập kỷ qua. Hậu vệ người Indonesia Mursyid Effendi đã bị FIFA cấm suốt đời sau khi ghi bàn thắng có chủ ý trong trận đấu với Tiger Cup (nay là AFF Suzuki Cup) với Thái Lan vào năm 1998. Tiếp sau đó, HLV của CLB Bontang FC là Camara Fode cũng bị loại trừ khỏi bóng đá vì đã ra “lệnh” cho đội thua trước PSLS Lhokseumawe trong một trận đấu ở thuộc giải hàng đầu Indonesia năm 2013. C
Một năm sau, một số cầu thủ của cả PSS Sleman và PSIS Semarang đã bị cấm suốt đời sau về “màn diễn” ghi năm bàn thắng có chủ ý trong những phút cuối cùng của trận đấu để tránh đụng độ play-off. Dex Glenniza - phụ trách biên tập trang web Pandit Football, cho biết cầu thủ, trọng tài và lãnh đạo CLB đều tham gia vào các trận đấu gian lận, dù cờ bạc được coi là bất hợp pháp ở Indonesia. Glenniza cho biết sự thiếu hụt tài trợ để trả lương của cầu thủ và hoạt động của CLB, xung đột lợi ích trong PSSI và thực thi pháp luật yếu kém đã khiến các trận đấu bóng đá trở thành “mục tiêu yêu thích” cho các băng đảng tội phạm.
Trước vấn nạn trên, Azwan Karim, cựu Tổng thư ký của PSSI từ năm 2014 - 2016, cho biết PSSI không thể giải quyết vấn nạn trên một mình. “PSSI chỉ có thể sử dụng các thủ tục tư pháp bóng đá của mình. Để có một hiệu ứng răn đe, chính phủ nên tham gia - đặc biệt là cảnh sát”, Karim nói.
Bạo lực cũng là vấn nạn mà bóng đá Indonesia đang phải đối mặt AFP
Theo các nhà phân tích, mặc dù sở hữu những giải đấu bị mất uy tín do bê bối, Indonesia vẫn thu hút một số ngôi sao của Premier League (Anh), trong đó có cựu tiền vệ ngôi sao của CLB Chelsea là Michael Essien và tiền vệ Didier Zokora của Tottenham. Nhưng hình ảnh bóng đá Indonesia đã bị mờ nhạt trên đấu toàn cầu bởi hàng loạt vấn đề trong những năm qua - bao gồm nhiều tháng lương không được trả và cái chết của ít nhất hai cầu thủ nước ngoài do không đủ khả năng tài chính để chăm sóc y tế. Ngoài ra, sự xung đột ở PSSI và chính phủ đã từng khiến bóng đá Indonesia bị FIFA cấm tham dự các giải quốc tế vào năm 2015 (án phạt được dỡ bỏ vào năm ngoái).
Marhali, người điều hành cơ quan giám sát bóng đá Save Our Soccer, nhấn mạnh rằng: “PSSI vẫn chưa mạnh tay với những người tham gia vấn nạn bán độ… Chúng tôi biết một số người có liên quan là người của PSSI”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.