‘Cậu Thủy' lừa đảo hài cốt liệt sĩ’: Đạp lên nỗi đau bất tử

17/10/2015 15:00 GMT+7

(TNO) Trải qua bao cuộc chiến tranh, mất mát quá lớn để người dân Việt yêu quý sự hi sinh. Trong thẳm sâu tâm thức, ai cũng mang ơn những người đã ngã xuống vì Tổ quốc, xương cốt quyện vào đất để trở thành bất tử. Vậy mà có những con người táng tận lương tâm như " cậu Thủy ", tức Nguyễn Văn Thúy vì tiền đã đạp đổ sự bất tử ấy.

(TNO) Trải qua bao cuộc chiến tranh, mất mát quá lớn để người dân Việt yêu quý sự hi sinh. Trong thẳm sâu tâm thức, ai cũng mang ơn những người đã ngã xuống vì Tổ quốc, xương cốt quyện vào đất để trở thành bất tử. Vậy mà có những con người táng tận lương tâm như "cậu Thủy", tức Nguyễn Văn Thúy vì tiền đã đạp đổ sự bất tử ấy. 

Nguyễn Văn Thúy, kẻ cầm đầu tập đoàn lừa đảo, xâm phạm mồ mả - Ảnh: Nguyễn PhúcNguyễn Văn Thúy, kẻ cầm đầu tập đoàn lừa đảo, xâm phạm mồ mả - Ảnh: Nguyễn Phúc
1. Nếu như ai đã dự từ đầu đến cuối phiên tòa hôm 16.10, ngoài cảm giác tức giận, kinh tởm những hành vi báng bổ hài cốt các anh hùng liệt sĩ của “cậu Thủy”, hẳn sẽ còn tiếc rẻ cho người đàn ông tự xưng là “nhà ngoại cảm” này. Bởi Thúy có một khả năng diễn đạt rất tốt, thuyết phục được mọi người một cách logic. Từng lời khai của Thúy toát ra sự... chân thật, dù trần trụi.
Tiếc rằng, Thúy đã không dùng tài ăn nói đó để giúp đời, giúp người mà dẫn dụ những “người trần, mắt thịt” khác tin vào điều không phải sự thật. Lời bào chữa của “cậu” rằng: “Lừa đảo để đưa các hài cốt vô danh ở các nghĩa trang liệt sĩ quạnh vắng về cho các gia đình thờ phụng” nghe qua có vẻ rất ...đạo đức nhưng thực tế chỉ che dấu cho sự chi phối của đồng tiền.
"Cậu Thủy" trước vành móng ngựa - Ảnh: Nguyễn Phúc

Chúng tôi phải làm sao với những nấm mồ hiện nay chúng tôi đang hương khói. Họ không phải là thân nhân chúng tôi nhưng họ là những liệt sĩ, đã hy sinh cho Tổ quốc?

Câu hỏi của thân nhân các liệt sĩ

Điều gì được dựng xây trên nền tảng của sự dối trá sẽ khó vững bền, câu chuyện của “cậu Thủy” cũng không là ngoại lệ. Hôm qua, trong giờ phút được nói lời sau cuối, cậu Thủy và tất thảy các bị cáo còn lại đều quay đầu lại xin các bị hại tha thứ. Nhưng liệu điều đó có muộn, có còn ý nghĩa nữa không, khi các bị cáo đã đâm thêm hàng trăm ngàn nhát dao vào nỗi mất mát của biết bao gia đình liệt sĩ và khát vọng đoàn tụ của họ?
Càng bất ngờ hơn, khi cá nhân Thúy có 2 anh đầu là liệt sĩ, mẹ ruột là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, còn bà Duyên sinh ra trong một gia đình có công cách mạng. Trớ trêu thay khi Thúy khai đã nghĩ ra cái trò đảo điên này từ quá trình đi tìm hài cốt của... chính 2 anh trai.
2. Đừng lạ khi trong khán phòng xét xử “cậu Thủy” và đồng phạm hôm qua, có không ít bóng dáng của các cựu chiến binh. Họ già nua, móm mém trong những bộ đồ quân nhân xơ xác màu thời gian. Họ cùng nhau đánh đường xa tới đây, cốt chỉ để thấy tận mặt đám người dám lấy đồng đội họ ra để làm trò đùa, để bán mua đổi chác.
Đau đớn rằng, ngay trước vành móng ngựa cũng có một người đã từng là lính, ông Võ Đức Chung, quản trang ở nghĩa trang H.Đắc Tô, Đắc Lắc.
Cựu chiến binh Trần Kiệm và nỗi đau ai oán về đồng độiCựu chiến binh Trần Kiệm và nỗi đau ai oán về đồng đội  - Ảnh: Nguyễn Phúc
Cựu chiến binh Trần Kiệm, tay run run cầm những di ảnh đồng đội mình mà rằng: “Từ sau hòa bình tôi đã đi tìm đồng đội của tôi trong điều kiện của mình nhưng không thu được nhiều kết quả. Giả sử như chưa tìm được thì hãy để yên cho đồng đội tôi yên bình ở nơi chốn nào đó. Đừng lấy xương cốt đồng đội tôi để đổi chác bằng tiền...”. 
Phẫn uất trong lòng người cựu binh này đã hóa thành những vần thơ ai oán: “Là bởi chúng người ơi/ Quân lừa đảo một thời “lên tiếng”/ Được ngợi ca như thánh giữa đời...Trên linh tự ai thấu nỗi thác oan/ Dưới đáy mồ biết thế gian thật giả/ Nỗi đau này còn dài bao lâu nữa?/ Hỡi người ơi đau khóc chẳng thành lời...”.
3. Nói gì thì nói, bởi xuất phát từ khát vọng được đưa cha, đưa chồng, đưa anh em về quê cha đất tổ, nên giờ khi “cậu Thủy” lộ mặt lừa đảo, hẳn không ai đớn đau bằng các thân nhân liệt sĩ. Nói như anh Nguyễn Văn Thắng, người đi tìm bố và gặp “cậu Thúy” thì sự mất mát về mặt vật chất chỉ là một phần nhỏ so với sự hụt hẫng về tinh thần. “Thà rằng chưa tìm ra, đằng đã tưởng đó là nắm đất của bố mình nhưng lại không phải”, anh Thắng nói mà như trách mình.
Còn câu chuyện của chị Nguyễn Thị Tính, con của liệt sĩ Nguyễn Văn An, kể trước tòa như đã đưa mọi người về ký ức: “Khi còn bé, hằng đêm tôi thấy mẹ ngồi trên giường, không ngủ. Tôi hỏi, mẹ tôi không nói gì mà chỉ ràn rụa nước mắt. Lớn lên, mẹ vẫn ngồi đó, tôi lại hỏi. Lần này thì mẹ bảo: “Các con phải làm sao cố gắng đi tìm bố”. Hiểu lòng mẹ nên chúng tôi đã đi tìm bố khắp nơi, nhưng không thấy...”.
Bị hại Tính đã gây xúc động với câu chuyện của mẹ mìnhBị hại Tính đã gây xúc động với câu chuyện của mẹ mình  - Ảnh: Nguyễn Phúc
Rồi chị Tính gặp “nhà ngoại cảm” Thúy, ông đã “tìm ra” bố chị chỉ sau 2 ngày được nhờ cậy. Gia đình đã cùng “cậu” vào Đắk Nông, hì hục đào đất suốt đêm rồi phát hiện một cái bình đông có ghi tên tuổi, địa chỉ của liệt sĩ An...
“Tất cả như vỡ òa. Tưởng như đây là điều có thể làm nguôi ngoai nỗi đau mấy chục năm của mẹ tôi. Chúng tôi đã đưa hài cốt về quê, làm lễ rất trang trọng. Ai cũng khen, tất cả như đã toại nguyện. Giờ nghe thế này, gia đình tôi quá thất vọng. Mẹ tôi bây giờ đang có bệnh về tâm thần, bà cũng chưa biết sự thật này”, chị Tính vừa kể vừa khóc.
Bị hại Thắng và câu hỏi đau đáu: “Chúng tôi phải làm sao với những nấm mồ hiện nay chúng tôi đang hương khói. Họ không phải là thân nhân chúng tôi nhưng họ là những liệt sĩ, đã hy sinh cho tổ quốc?”Bị hại Thắng và câu hỏi đau đáu: “Chúng tôi phải làm sao với những nấm mồ hiện nay chúng tôi đang hương khói. Họ không phải là thân nhân chúng tôi nhưng họ là những liệt sĩ, đã hy sinh cho tổ quốc?”  - Ảnh: Nguyễn Phúc
Trái với những phát biểu đầy xúc động trên là sự vô cảm, thờ ơ, đẩy trách nhiệm, kiểu như muốn nói “chúng tôi không liên quan” xuất hiện đâu đó ở phiên tòa, nơi hàng ghế dành cho đại diện những tổ chức liên quan. Trong khi, thực tế, họ là một phần của nỗi đau lớn này.
4. Thẩm phán Võ Ngọc Mậu, chủ tọa phiên tòa, cuối cùng cũng đã thừa nhận sự bất lực trước câu hỏi của gia đình các bị hại: “Chúng tôi phải làm sao với những nấm mồ hiện nay chúng tôi đang hương khói. Họ không phải là thân nhân chúng tôi nhưng họ là những liệt sĩ, đã hy sinh cho Tổ quốc?”
Lần đầu trong suốt cả phiên tòa ông đã thoáng bối rối nhưng cuối cùng đã kịp trấn an mọi người: “Ngay từ đầu chúng tôi đã nghĩ đến câu chuyện này nhưng thực sự vẫn đang bí... Vì câu chuyện đụng đến điều linh thiêng, không thể sơ sài... Trong phạm vi của phiên tòa này, chúng tôi chưa xử lý được. Nhưng sau này, các cơ quan chức năng có thể sẽ tính được cách làm”.
“Cậu Thủy” bây giờ đã được cách ly ra khỏi đời sống xã hội“Cậu Thủy” bị cách ly xã hội với tội ác không thể dung thứ - Ảnh: Nguyễn Phúc
Và cũng chính vị thẩm phán dạn dày kinh nghiệm đang giữ chức Chánh án tòa hình sự (TAND tỉnh Quảng Trị) này đã phải dừng lại giữa chừng, ngay trong phần xét hỏi vì phải kìm nén sự phẫn nộ của bản thân và nói, giọng như run lên: “Đạo lý làm người, bất kể ai, khi thấy xương cốt con người cũng phải tôn trọng. Đối với xương cốt bình thường thôi người ta đã tôn trọng rồi huống hồ là xương cốt của các anh hùng liệt sĩ. Vậy mà các bị cáo mò mẫm đêm hôm, đục cạy nơi yên nghỉ của các anh, trộn lẫn thân xác các anh với nhau...”.
Hôm qua, tại phiên tòa, có nỗi đau quá lớn đang đè lên thêm những mất mát từ lâu đã hằn trên vai những thân nhân gia đình liệt sĩ bao năm qua.
Cái đáng sợ nhất của con người là mất đi lương tri, "cậu Thủy" Nguyễn Văn Thúy và đồng bọn là những người cùng trong gia đình một khi đã đào mồ, xúc mã người khác để đổi chác lấy danh lợi thì không còn gì để bình luận thêm. Đó là một tội ác, càng đáng sợ hơn nếu  tội ác đó được những con người đang sống tiếp tay nhau.  
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.