(TNO) Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu ở đại học New South Wales (Úc) đã cấy ghép ốc tai điện tử để tái tạo dây thần kinh thính giác thông qua liệu pháp gen, quá trình mà ADN sẽ được đưa vào tế bào để điều trị một căn bệnh.
|
Theo Tổ chức Y tế thế giới thì hiện trên toàn thế giới có hơn 360 triệu người bị suy giảm thích lực, thậm chí mất hoàn toàn khả năng nghe. Để phần nào khắc phục cần phải đeo máy trợ thính và cấy ghép ốc tai điện tử. Đến nay, đã có một phương cách mới là cấy ghép ốc tai điện tử cùng một giải pháp sinh học.
Ốc tai cấy ghép thông thường sẽ chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu điện, được gửi trực tiếp đến dây thần kinh thính giác, bỏ qua ốc tai ngoài và ốc tai giữa. Quá trình này giúp cải thiện đáng kể khả năng nghe, thậm chí nghe và trò chuyện qua điện thoại. Nhưng điều hạn chế lớn là âm thanh mà người khiếm thính nhận được rất đơn điệu như giọng đọc của robot.
Tạp chí Gizmag dẫn lời giáo sư Gary Housley rằng cuối cùng, các nhà khoa học đầy hy vọng sau khi nghiên cứu sâu hơn giúp những người cấy ghép ốc tai điện tử sẽ có thể nghe được trong một phạm vi hoạt động rộng hơn, thậm chí có thể cảm nhận và đánh giá các tác phẩm âm nhạc.
Từ năm 1993, nhiều phòng thí nghiệm đã phát hiện rằng tai của động vật có vú có khả năng tái tạo tế bào. Theo Tổ chức quốc gia về nghiên cứu thính giác thì đến nay vẫn chưa có một phương cách an toàn hoặc hiệu quả để cung cấp các protein cần thiết cho khu vực ốc tai.
Tiến sĩ Jeremy Pinyon cho biết rất hứa hẹn trong tương lai việc chuyển gen này chỉ mất vài phút để làm thủ tục cấy ghép. Các bác sĩ phẫu thuật thực hiện cài đặt thiết bị sẽ bơm các dung dịch ADN vào ốc tai rồi sau đó sẽ bắn xung điện để kích hoạt ADN đã chuyển vào qua cấy ghép vào.
Nghiên cứu liệu pháp gen đã đem lại hy vọng để điều trị một số rối loạn di truyền và những căn bệnh quái ác như ung thư, HIV, đa xơ cứng…
Gizmag dẫn lời giáo sư Mathias Klugmann cho biết nghiên cứu này có ý nghĩa vượt xa hạn chế rối loạn thính giác mà còn mang lại khái niệm điều trị các bệnh khi thần kinh bị tàn phá, công nghệ cho phép chuyển gen an toàn và hiệu quả vào các mô tinh vi như bộ não.
Tạ Xuân Quan
>> Cấy ghép đầu người
>> Cấy ghép ốc tai cải thiện khả năng nghe
>> Thận nhân tạo có thể cấy ghép
Bình luận (0)