Cây thuốc rắn

01/05/2010 11:04 GMT+7

(TNTT>) Tên khoa học Aglaonema tenuipes Engl. Thuộc họ ráy (Araceae), thường mọc hoang tại những khu rừng đại thụ rậm, dọc cao nguyên Vân Nam xuống Myanmar, Thượng Lào, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia (núp dưới bóng râm của các cổ thụ).

Cư dân vùng Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh, Rạch Giá quen gọi là cây thuốc rắn vì có công dụng trị rắn cắn (nhai xác lá, nuốt nước, lấy xác đắp lên vết thương).

Đây là loại cây cao từ 1-1,5m, đường kính thân 1,5-3cm, lá dài 3,5-5cm, phiến xoan thon dài hình lưỡi nhọn, cuống dài phân nửa phiến, màu xanh đậm. Hoa nở ở nách lá, mo cao 2cm, màu vàng, hoa cái cao 4mm, hoa đực 15mm. Giáp xuân hoa trổ quả tròn. Dân tộc Choang ở Vân Nam gọi là Vạn niên thanh chân mảnh, dùng làm thuốc trị dịch tả (cả thân lẫn lá). Trong khi đó người Tày, Nùng, Dao ở Quảng Tây (TQ) và Lạng Sơn, Cao Bằng xứ ta theo gia truyền sử dụng cây thuốc rắn trị phù nề, thũng độc do bị viêm gan siêu vi hoặc chữa tả lị, u, mụn nhọt, trĩ bằng cách đốt cả thân, lá và trái cháy vàng, tán nhuyễn hòa với mật ong vò vẽ đắp lên vết thương.

Lương y Dương Tấn Hưng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.