Akbar Al Baker trong một cuộc trả lời phỏng vấn với CNN đã nói rằng, quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao cũng như áp đặt lệnh cấm qua lại bằng đường hàng không, đường biển của Ả Rập Xê Út , Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và các nước vùng Vịnh đối với Qatar là một cuộc phong tỏa “bất hợp pháp” mà Mỹ lẽ ra nên làm hết sức mình để giải quyết, chứ không phải là lên tiếng ủng hộ như cách Tổng thống Donald Trump đã làm vào tuần trước.
“Tôi không muốn bình luận gì về Tổng thống Trump. Mỹ nên là người lãnh đạo để phá vỡ những bất ổn này, thay vì chỉ ngồi quan sát những gì đang xảy ra và thêm dầu vào lửa”, ông Akbar Al Baker nói.
Được biết, giám đốc điều hành của một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới trước đây từng là bạn đồng nghiệp kinh doanh với Tổng thống Trump, đồng thời cũng đã tin tưởng rằng tổng thống mới sẽ làm nên những điều tốt nhất cho nước Mỹ. Do đó, ông Akbar Al Baker đã rất thất vọng và không hề mong đợi Qatar sẽ bị đối xử như một công cụ để Mỹ “dựa vào trong cuộc chiến chống khủng bố của họ”. Qatar hiện có căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông, với 11.000 nhân viên quân sự của Mỹ đang đóng quân tại một căn cứ cách 20 dặm về phía tây nam của thủ đô Doha.
tin liên quan
Hàng loạt hãng bay Vùng Vịnh hoãn bay đến Qatar vì khủng hoảng leo thangChứng khoán Qatar cũng vừa rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một năm sau khi 5 nước cắt đứt quan hệ với quốc gia Vùng Vịnh.
Ngoài các lệnh cấm ở đường hàng không, Ả Rập Xê Út, UAE và Bahrain còn đóng cửa các văn phòng của hãng hàng không Qatar. “Đây thực sự là một hành động vô lý mượn danh văn minh để đóng cửa văn phòng hãng hàng không. Chúng tôi đã bị niêm phong như thể chúng tôi là một tổ chức tội phạm. Chúng tôi thậm chí còn không được phép hoàn trả lại chi phí cho khách hàng”, ông chủ Qatar Airways bày tỏ sự bất bình. Đồng thời cho rằng động thái này đã vi phạm một công ước năm 1944 của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, mà UAE và Bahrain đã ký kết. Theo đó, bất kỳ quốc gia nào ký kết công ước này cũng đều phải trao quyền tự do cho các nước tham gia còn lại, bao gồm “đặc quyền được phép bay, mà không hạ cánh, qua lãnh thổ của mình”.
Song, mặc dù đang phải trải qua một năm đầy thách thức với lệnh cấm, bao gồm cấm khách du lịch từ một số nước Hồi giáo, hay việc cấm hành khách mang thiết bị điện tử trên các chuyến bay tới Mỹ, Qatar Airways vừa công bố lợi nhuận kỷ lục lên đến 541 triệu USD tính đến tháng 3.2017. Đồng thời hãng cũng cho biết sẽ bổ sung thêm 24 điểm đến mới trong 12 tháng tới. “Chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội để tăng tần suất cho các thị trường mà trước đó chúng tôi chưa thể hoạt động. Hiện với 18 điểm đến bị phong tỏa không có nghĩa là chúng tôi phải thu hẹp các hoạt động”, giám đốc điều hành Qatar Airways cho hay.
tin liên quan
Qatar: 'Nếu chúng tôi mất 1 USD, họ cũng sẽ mất 1 USD'Đó là lời cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Qatar Ali Shareef Al Emadi trước những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy đến cho nền kinh tế Qatar dưới tác động của cuộc khủng hoảng ngoại giao
Bình luận (0)