• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Cha mẹ cần học yêu thương con đúng cách

Thùy Dung P
thuydung12@gmail.com
19/11/2020 14:00 GMT+7

Xuất phát từ tinh thần “cần cả ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ”, những người mẹ, nhà giáo đã cùng nhau tạo ra một cộng đồng để nâng đỡ, hỗ trợ các cha mẹ trên hành trình nuôi dạy con.

Sau hai tập sách viết chung mang tên “Chăm trái tim con ấm – Dưỡng trí não con tinh”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, Thạc sĩ Tô Thị Hoàng Lan và cô giáo Vũ Thị Thu Hằng tiếp tục đồng hành cùng cha mẹ qua buổi tọa đàm “Yêu thương đúng cách – Cho con được là chính mình”. Cô giáo Hằng khẳng định: “Cha mẹ không bao giờ sai. Dù cha mẹ có đang yêu con theo cách chưa phù hợp thì bất cứ lúc nào, họ cũng có thể thay đổi để yêu con đúng cách hơn và cho đứa trẻ được là chính con”.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, Thạc sĩ Tô Thị Hoàng Lan, cô giáo Vũ Thị Thu Hằng và Tiến sĩ Phạm Thị Thúy chia sẻ cùng các cha mẹ.

Giá trị của một cái ôm

Là một nhà giáo đi dạy nhiều năm trước khi có con nhưng Thạc sĩ Tô Hoàng Lan cũng gặp khá nhiều khó khăn trên hành trình làm mẹ. Để tìm được tiếng nói chung với người thân, chị phải tự học hỏi qua những cuốn sách về giáo dục trẻ để tìm được phương pháp giáo dục con hiệu quả. Nhờ con, chị đã “vượt lên chính mình” để thay đổi và trưởng thành trở thành người mẹ như hiện tại. Thạc sĩ Lan nhớ lại: “Đã có nhiều tài liệu chỉ ra ích lợi của những cái ôm cha mẹ dành cho con. Tuy nhiên, vì bản tính không thích những đụng chạm về mặt thân thể nên tôi không hay nựng hay ôm ấp con. Đến khi tìm hiểu và càng đọc nhiều càng nhận ra con cần được ôm biết bao thì tôi quyết định mình phải tập thói quen ôm con”. Thời gian đầu con không biểu hiện gì nhưng dần dần, con luôn nhớ và nhắc mẹ ôm con trước khi đi ngủ. “Tuy nhiên dường như con càng lớn cha mẹ càng ít ôm con hơn và tăng la rầy? Nên chăng hãy làm ngược lại - tăng sự ôm ấp và giảm sự la rầy khi con lớn?” chị Lan đặt câu hỏi.

Cùng chung dòng cảm xúc, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho biết 2 con của chị đã lớn nên rất ít khi cho mẹ ôm, cơ hội được ôm con của chị tỉ lệ nghịch với tuổi lớn của con. Rồi mới đây vào một sáng cuối tuần, khi bất ngờ nhận được cái ôm của con trai khiến chị cảm thấy vô cùng xúc động và hạnh phúc. Chị Thúy nói: “Ôm là ngôn ngữ không lời rất tuyệt vời. Tôi cho rằng con chúng ta lớn chừng nào cha mẹ nên nói ít đi chừng ấy và nên dùng ngôn ngữ không lời với con. Với các bạn tuổi dậy thì, ngôn ngữ không lời giúp con đến gần mình hơn và dễ chia sẻ với mình hơn”.

Trong cuốn sách mới, cái ôm đã được Thạc sĩ Tô Hoàng Lan viết thành thơ với những ngôn từ trong trẻo: “Cái ôm của mẹ/Thật mềm và thơm/Cái ôm của ba/Thật to và ấm/Cái ôm của bạn/Ngọt như kẹo gôm/Ai cũng có ôm/Mang ra làm quà…”

Bốn nhà giáo đã cùng gởi đi thông điệp về sự sẵn sàng giúp đỡ. Rằng bất cứ khi nào gặp khó khăn, cha mẹ hãy tìm sự giúp đỡ từ cộng đồng. “Không có công thức yêu con nào đúng nhất, phù hợp nhất nhưng nếu cha mẹ thấu hiểu con từ trái tim; với sự hỗ trợ từ những người làm trong ngành giáo dục, với trải nghiệm và kiến thức khoa học thì sự hoang mang sẽ giảm bớt; và hành trình nuôi con vốn vất vả khó khăn sẽ có thêm nhiều hoa thơm trái ngọt”, cô giáo Hằng tâm sự.

Kiên nhẫn và kiên định

Rất đông phụ huynh tham gia buổi trò chuyện đã đứng lên chia sẻ câu chuyện của mình. Thấp thoáng đâu đó là hình ảnh của những người cha người mẹ hết lòng vì con, yêu con hơn cả bản thân nhưng vì sao con vẫn không “như ý” muốn? Các nhà giáo cho biết khi tình thương được chuyển tải không đúng cách, các tình huống giáo dục được giải quyết không đi từ gốc rễ sẽ không mang lại ích lợi lâu dài cho con và cho cả mối quan hệ giữa cha mẹ và con.

Chuyện cho con đi học tiếng Anh khá phổ biến hiện nay. Có những phụ huynh sau mỗi buổi học của con liền “kiểm tra” ngay xem con đã học được gì. Phụ huynh nào kiên nhẫn hơn thì chờ được 6 tháng, 1 năm cũng bắt đầu nóng ruột, tiếc tiền tiếc công sức bỏ ra mà con chưa tiến bộ như mong muốn. Nói về chủ đề này, Thạc sĩ Tô Hoàng Lan đưa ra câu chuyện về con của chị - phải sau 5 năm đi học tại một trường song ngữ, con mới có thể tự tin nghe hiểu đầy đủ lời thầy giáo cũng như các đề toán tiếng Anh. “Hãy kiên nhẫn trên hành trình nuôi dạy con. Kiên nhẫn nương theo con, kiên nhẫn khi con chưa tiến bộ, không hối thúc làm con sợ… rồi cuối cùng con cũng sẽ đến đích theo cách của con”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thu Hiền, điều quan trọng là cha mẹ đừng nhìn sang con nhà người ta. “Cha mẹ hãy chỉ “nhìn” con mình để biết điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, khó khăn, nhịp độ phát triển của con. Nguyên tắc nuôi dạy con chỉ có một: là tôn trọng và chấp nhận con như con vốn là”, chị Huyền cho biết. “Quyền của trẻ là được sai, được phạm lỗi và trẻ học từ những lỗi lầm. Do đó cha mẹ nên kiên định trên hành trình của mình, sửa hành vi của con bằng tất cả sự tử tế và bao dung. Kiên nhẫn, chấp nhận, chờ đợi con. Và khi con sai con vẫn được yêu thương”.

Bên cạnh đó, các chuyên gia giáo dục đánh giá cao việc cha mẹ tham gia các khóa học làm cha mẹ. Tuy nhiên không nên học để nắm giữ vài bí quyết, kỹ thuật mà nên tìm học từ gốc. Nền tảng của giáo dục là đặc điểm theo lứa tuổi, triết lý giáo dục, các quy tắc khi dạy trẻ… và rồi biến hóa theo cách riêng của cha mẹ và hoàn cảnh gia đình./.

 

Ảnh: SGB

 

 

Top
Top