Hội thảo với sự tham gia của giáo sư Manabu Kuroda, Trường ĐH Risumeikan Nhật Bản và nhiều chuyên gia về giáo dục hòa nhập khác.
Theo điều tra của Bộ GD - ĐT thực hiện ở 8 vùng kinh tế - xã hội trong toàn quốc, tỷ lệ trẻ khuyết tật chiếm 1,18% dân số. Các dạng khuyết tật ở trẻ là trí tuệ, vận động, ngôn ngữ, khiếm thính, khiếm thị và đặc biệt là khuyết tật phát triển (tự kỷ, có một hay vài vấn đề về hành vi như giảm tập trung, trầm cảm…).
|
Thạc sĩ Trịnh Ngọc Toàn, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập Hải Phòng (Trung tâm) cho biết: “Giáo dục hòa nhập cho trẻ là xu hướng tất yếu của thế giới và là phương pháp chủ yếu với trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, số giáo viên chuyên trách và giáo trình của vấn đề này còn rất hạn chế. Cả nước mới có 10 trung tâm giáo dục hòa nhập, riêng TP.HCM đã chiếm tới 7”.
tin liên quan
Dạy trẻ tự kỷ bằng âm nhạcDùng âm nhạc để dạy cho các em bị bệnh tự kỷ, là phương pháp mới mà chị Nguyễn Nguyệt Thu (43 tuổi) một nghệ sỹ viola quốc tế đang áp dụng thành công ở VN.
Quan điểm của ông Toàn được cả hội nghị đồng ý là nhận thức của cộng đồng chưa đủ đúng và đầy đủ về vai trò của giáo dục hòa nhập với trẻ khuyết tật. Theo ông Toàn: “Xã hội vẫn kỳ thị trẻ khuyết tật, đặc biệt là các bậc cha mẹ thiếu hiểu biết và chủ quan về sự phát triển của con mình, dẫn đến tình trạng của trẻ ngày càng nặng. Khi đã biết được tình trạng của trẻ thì tránh né, mặc cảm khiến trẻ mất cơ hội được giáo dục hòa nhập”.
Các bậc cha mẹ nên tự trang bị kiến thức về các bước phát triển của trẻ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu cần thiết phải đưa trẻ đi kiểm tra tại các trung tâm giáo dục hòa nhập uy tín. Bà Bùi Thu Anh, Phó giám đốc Trung tâm cho biết, đưa trẻ đi kiểm tra không chỉ phát hiện khuyết tật để chữa trị mà còn khích thích thêm những ưu điểm kiểu “thiên tài” mà trẻ có. “Thời đại ngày nay, ngoài yếu tố nội hàm thì môi trường ô nhiễm, lạm dụng thiết bị điện tử cũng làm tăng nguy cơ khuyết tật phát triển của trẻ. Vì vậy, cách tốt nhất để biết là đi kiểm tra”, bà Thu Anh nói.
|
Bình luận (0)