Chăm sóc vết thương sau khi khâu: Những điều cần biết và giải pháp hiệu quả

26/05/2024 10:19 GMT+7

Khâu vết thương thúc đẩy lành vết thương nhanh hơn và hạn chế nhiễm trùng nhưng việc chăm sóc vết thương sau khâu vẫn cần rất nhiều điều cần lưu ý. Và bài viết này sẽ gợi ý cho bạn tất cả những gì cần chuẩn bị.

Chăm sóc vết thương sau khi khâu: Những điều cần biết và giải pháp hiệu quả- Ảnh 1.

Tầm quan trọng đến từ việc chăm sóc vết thương sau khâu đúng cách:

Thời gian trung bình để miệng vết thương khép hoàn toàn là 7-14 ngày. Ở giai đoạn này, cơ thể chúng ta bắt đầu "dọn dẹp" bên trong vết thương như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào… Do đó, bạn có thể cảm thấy đau rát, căng đỏ. Nhưng đây là phản ứng bình thường của chúng ta. Và khi quá trình này diễn ra lành mạnh sẽ kích hoạt tăng sinh mô mới, collagen giúp khép miệng vết thương.

Chăm sóc vết thương sau khi khâu: Những điều cần biết và giải pháp hiệu quả- Ảnh 2.

Thế nhưng, đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, dù vết thương đã khâu nhưng nếu nhiễm khuẩn vết thương lại phản ứng viêm nghiêm trọng và khó lành hơn. Nếu tiến trình khép miệng bị đứt quãng dễ biến thành sẹo xấu, nghiêm trọng hơn, vết thương có thể mưng mủ, lở loét và chuyển thành vết thương mãn tính với khả năng phục hồi kém đi.

Những điều cần biết về vết thương sau khi khâu

Chỉ cần bạn chăm sóc đúng cách thì vết thương có nghiêm trọng đến đâu cũng có thể được chữa lành. Phần quan trọng trong chăm sóc vết thương sau khi khâu chính là giữ vết thương sạch sẽ, vết thương không được quá khô.

Đối với vết thương mới, bạn cần làm sạch với nước sạch thường xuyên, hãy đảm bảo nước bạn dùng là nước sạch, bởi vẫn có nhiều nguồn nước nhiễm kim loại, nhiễm phèn và ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn. Bạn nên ưu tiên rửa nhẹ nhàng với nước muối sinh lý, cồn 700, povidine pha loãng.

Nếu cần thiết, hãy sử dụng băng vết thương và thay băng đúng cách. Bởi vì, việc này cũng mang lại nhiều kích thích tiêu cực đến với vết thương như bí da, làm đau khi thay băng, băng quá chặt khiến vết thương thiếu ô xy… Những điều này cũng khiến vết thương lâu lành hơn.

Chăm sóc vết thương sau khi khâu: Những điều cần biết và giải pháp hiệu quả- Ảnh 3.

Bên cạnh việc chăm sóc bên ngoài vết thương, bổ sung dinh dưỡng bên trong cũng đóng vai trò quan trọng. Tăng cường dưỡng chất trong bữa ăn tập trung vào nhóm thức ăn giàu Protein, Kẽm, Magie và Vitamin… Ngoài ra, bạn cũng phải hạn chế các thực phẩm tăng kích thích như nhiều đường, thịt đỏ (thịt bò, dê…) hay các nhóm thực phẩm tăng nguy cơ hình thành sẹo: Hải sản, gạo nếp, rau muống.

Những khó khăn trong khi chăm sóc vết thương đã khâu

  • Nhiễm khuẩn: Đây là vấn đề mà bạn cần chú ý khi chăm sóc vết thương đã khâu. Nếu vết thương bám bẩn, bị vi khuẩn xâm nhập hay gốc tự do cũng đủ kích hoạt phản ứng viêm dưới vết thương. Và tiến trình kéo dài sẽ khiến vết thương khó lành và dễ hình thành sẹo xấu
  • Đau rát kèm cảm giác sưng đỏ là biểu hiện bình thường của vết thương mới và sẽ giảm sau 2-4 ngày. Nhưng nếu vết thương bị kích thích như va chạm, bầm hay thay băng sai cách sẽ khiến cảm giác này kéo dài và vết thương khó lành hơn.
  • Một số lưu ý cần tham khảo bác sĩ khi vết thương có biểu hiện sau: đau nhức, sưng đỏ lan rộng, mưng mủ hoặc xuất hiện sốt, vết thương không lành hoặc lành lâu hơn 30 ngày bạn cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ

Giải pháp dành riêng cho vết thương hở và đã khâu: HEMACUT SRAY

Xịt lành thương và giảm sẹo HemaCut Spray là sản phẩm chuyên biệt dành cho vết thương giai đoạn đầu, giai đoạn vết thương hở. Đây là công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Cộng Hòa Séc. Theo đó, sản phẩm được nghiên cứu dựa trên ứng dụng của Silicone Y tế hóa lỏng kết hợp với công nghệ Striss Polymer. Nhờ vào công thức này, HemaCut Spray sẽ tạo thành "băng gạc sinh học" ngay khi xịt lên vết thương.

Chăm sóc vết thương sau khi khâu: Những điều cần biết và giải pháp hiệu quả- Ảnh 4.

Màng bảo vệ này sẽ ngăn cách vết thương không tiếp xúc với môi trường, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn tại vết thương, đồng thời giữ cho vết thương ẩm tự nhiên kích quá trình tái tạo mô mới, vết thương khép miệng dễ dàng hơn.

Điểm nổi bật của sản phẩm này chính là khả năng vô hiệu hóa stress ô xy hóa. Đây là phản ứng khi vết thương tiếp xúc với gốc tự do, phản ứng này kích thích tiến trình viêm, phá vỡ cấu trúc tế bào. Nhờ vậy, sản phẩm được đánh giá hỗ trợ giảm đau rát tại vết thương một cách nhanh chóng.

Chăm sóc vết thương sau khi khâu: Những điều cần biết và giải pháp hiệu quả- Ảnh 5.

Theo báo cáo nghiên cứu của nhà sản xuất VPharma tại Cộng Hòa Séc, sản phẩm đã được kiểm chứng với nhiều loại vết thương. Kết quả cho thấy sản phẩm giúp vết thương lành nhanh mà không xuất hiện biến chứng và không để lại sẹo. Đối với vết thương khâu lớn cần băng bảo vệ, Hemacut Spray sẽ ngăn băng y tế tiếp xúc với vết thương. Thế nên, xịt sản phẩm cũng hạn chế kích ứng lên vết thương.

Hy vọng với một số thông tin ở trên, các bạn đã biết cần phải làm gì khi có vết thương khâu. Nhớ là khi chăm sóc vết thương tại nhà cần thực hiện theo đúng các bước chuẩn y khoa. Để quá trình lành thương mau lành, không bị nhiễm trùng và hạn chế tối đa sẹo xấu là nên dùng xịt lành thương HemaCut Spray.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.