Chăn nuôi sẽ 'thua đau đớn' nếu không cải cách

17/10/2015 06:40 GMT+7

Ngày 16.10, tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), Hiệp hội Chăn nuôi VN phối hợp tổ chức hội thảo đánh giá tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến ngành chăn nuôi.

Ngày 16.10, tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), Hiệp hội Chăn nuôi VN phối hợp tổ chức hội thảo đánh giá tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến ngành chăn nuôi.

Dự báo chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ chịu tác động tiêu cực của TPP - Ảnh: P.HậuDự báo chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ chịu tác động tiêu cực của TPP - Ảnh: P.Hậu
Theo TS Đoàn Xuân Trúc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chăn nuôi VN, VN đang có trên 11 triệu nông hộ chăn nuôi nhưng năng suất lao động quá thấp. Một trang trại ở Mỹ quy mô 1.000 lợn nái sinh sản chỉ cần 1 lao động còn ở VN phải có 15 - 20 người. Ở Thái Lan, một công nhân trong trang trại nuôi gà công nghiệp quản lý chuồng gà khoảng 20.000 con thì mỗi công nhân VN chỉ nuôi bình quân khoảng 1.000 con.
TS Trúc cho rằng điểm yếu nhất của chăn nuôi là quản lý, kiểm soát chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nhiều năm nay vẫn tồn tại tình trạng sử dụng chất cấm, bơm tạp chất vào vật nuôi trong quá trình giết mổ. Điều tra mới nhất của dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm cho thấy có đến 70% sản phẩm thịt được cung cấp ra thị trường bởi các hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm thấp. Chăn nuôi thương mại quy mô lớn, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm cao chỉ chiếm 15%.
“TPP đặt ra tiêu chuẩn rất cao về chất lượng, mức độ an toàn sản phẩm. Vì vậy, chăn nuôi trong nước không nên chạy theo tăng trưởng số lượng mà nên tổ chức lại để sản phẩm có chất lượng tốt nhất, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất, bởi đây mới là mục tiêu tăng sức cạnh tranh. Chính sách nhà nước hỗ trợ khuyến khích liên kết giữa các nông hộ; thu hút đầu tư hình thành chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, nếu không sẽ thua đau đớn trên sân nhà. Cuộc sống, việc làm của hàng chục triệu nông dân bị tổn thương, gánh chịu thiệt thòi ”, ông Trúc cảnh báo.
Không thể phớt lờ sức khỏe người tiêu dùng
Nhắc lại câu chuyện đùi gà Mỹ bán với giá 20.000 đồng/kg, ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công thương, cho rằng nó phản ánh xu hướng bất bình thường trong kinh doanh của các DN. Không đâu như ở VN, DN nhập khẩu quá nhiều thịt gà ở một quốc gia đang có dịch cúm gia cầm. Chưa kể chi phí vận chuyển, thịt gà nhập khẩu khai báo hải quan là 19.000 đồng/kg nhưng bán ra thị trường chỉ có giá 20.000 đồng/kg. “Các công cụ quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo chặt chẽ, toàn diện khiến DN vẫn có khả năng gian lận thương mại, phớt lờ các vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”, ông Khanh nói.
Cũng theo ông Ngô Chung Khanh, ngành chăn nuôi VN sẽ có tối thiểu khoảng 10 năm chuẩn bị cho quá trình hội nhập vào TPP. Bởi theo lộ trình cam kết, đến năm 2028, mức thuế suất nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi mới về mức 0%, khi đó các quy định của TPP chính thức tác động đến ngành chăn nuôi VN.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.