Chặn thực phẩm bẩn

15/04/2016 00:00 GMT+7

Việc TP.HCM đề xuất cơ quan độc lập quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn thực phẩm nghiêm trọng như hiện nay nằm ở khâu quản lý nhà nước.

Việc TP.HCM đề xuất cơ quan độc lập quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn thực phẩm nghiêm trọng như hiện nay nằm ở khâu quản lý nhà nước.

Chúng ta không chỉ nên vỗ tay ủng hộ TP.HCM như một ngoại lệ mà phải cần thiết có một cơ quan độc lập quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cấp quốc gia.
Chưa khi nào vấn đề ATVSTP trở nên nhức nhối như hiện nay với hàng loạt vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phun thuốc độc hại cho rau, củ, kinh doanh hàng quá đát, mất vệ sinh. Trong khi quản lý nhà nước thì lúng túng, chạy theo sự vụ, thiếu chủ động.
Việc bất cập trong phối hợp giữa các ngành từng được nói nhiều là một chuyện, nhưng ngay trong nội bộ các ngành, việc quản lý cũng được thiết kế theo kiểu vừa đá bóng vừa thổi còi, rất khó mang lại hiệu quả. Đơn cử, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ
NN-PTNT) là đơn vị thúc đẩy sản xuất nhưng lại chính là đơn vị kiểm tra, đánh giá ATVSTP. Hay việc các địa phương đều đang thành lập chi cục chăn nuôi - thú y cũng vậy, một bên lo nuôi, một bên kiểm soát làm sao có thể đặt thống nhất trong một cơ quan. Thế nên dễ hiểu, khi phát hiện ra những vấn đề mất ATVSTP, ví dụ như dư lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả cao, người ta có xu hướng “ém” thông tin, để bảo vệ ngành.
Tại nhiều nước phát triển trên thế giới, xu hướng là phải lập ra một cơ quan quản lý ATVSTP độc lập trực thuộc Chính phủ hoặc một số nước là cơ quan đó trực thuộc Bộ Y tế. Việc này sẽ tránh được tình trạng đầu tư dàn trải cả về cơ sở hạ tầng, con người... đảm bảo độ khách quan, hiệu quả trong quản lý.
Về mặt nguyên tắc, cần 3 trụ cột chính để quản lý ATVSTP có hiệu quả: thứ nhất, phải có bộ tài liệu quốc gia để đào tạo cho người sản xuất, người tiêu dùng thông thái hơn và đặc biệt là đào tạo cho các cán bộ quản lý. Thứ hai, luật ATVSTP nên là luật chi tiết chứ không phải luật khung như hiện nay để tránh tình trạng, thông tư mỗi bộ quy định một kiểu, phục vụ lợi ích nhóm của ngành mình. Thứ ba, cần thành lập một cơ quan quản lý về ATVSTP trực thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm toàn bộ vấn đề ATVSTP. Cơ quan này phải được giao quyền kiểm soát từ trang trại tới bàn ăn, kiểm soát các vấn đề ATVSTP từ xuất khẩu tới nhập khẩu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.