Sự phát triển nhanh chóng của các hãng bay Trung Quốc và sự tham gia của nhiều nhà khai thác hàng không khác có thể đem lại đơn hàng hàng tỉ USD cho các nhà sản xuất máy bay. Tại Airshow Singapore bắt đầu hôm 5.2, các nhà quản lý hàng đầu của Airbus và Boeing, bao gồm ông Tom Enders, giám đốc điều hành Airbus, và ông Randy Tinseth, phó chủ tịch Boeing về tiếp thị, đều cho biết sẽ nhanh chóng đưa ra kế hoạch để nắm bắt sự bùng nổ nhu cầu máy bay mới tại thị trường châu Á đầy tiềm năng.
“Có một thị trường khổng lồ ở đó. Sự thâm nhập là tên của trò chơi lớn ngay lúc này”, Rahul Kapoor, nhà phân tích của Bloomberg, nói.
tin liên quan
Boeing đặt mục tiêu sản xuất 1 máy bay mới mỗi 11 giờSau một loạt thỏa thuận mua máy bay trong thập niên qua, Airbus và Boeing hiện vẫn tiếp tục thu hút khách hàng châu Á đối với các đơn đặt hàng mới trong tương lai, đặc biệt là từ các hãng hàng không ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á vốn đang tăng cường mở rộng hoạt động.
Theo IATA, Trung Quốc có khả năng sẽ vượt Mỹ để trở thành thị trường du lịch hàng không lớn nhất thế giới vào năm 2020, nhanh hơn hai năm so với dự đoán trước đó. Nước này cũng sẽ bổ sung 921 triệu hành khách vào năm 2036, tiếp theo sau là Ấn Độ với 337 triệu khách và Indonesia với 235 triệu khách. Hiện chỉ có 10% dân số châu Á đã từng đi máy bay. Điều đó có nghĩa là số người lựa chọn du lịch hàng không sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. Theo ước tính của các nhà hoạch định ở Chicago, châu Á cũng sẽ chiếm 39% tổng nhu cầu toàn cầu 41.030 chiếc máy bay vào năm 2036.
Corrine Png, giám đốc điều hành Crucial Perspective, công ty nghiên cứu về chứng khoán tập trung vào ngành vận tải châu Á có trụ sở tại Singapore, nhận định các nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng giàu có sẽ là yếu tố chính làm tăng nhu cầu hàng không tại khu vực.
Song, cạnh tranh trở nên căng thẳng đã khiến lượng hành khách của các hãng hàng không như Cathay Pacific và Singapore Air giảm sút, buộc các hãng này phải xem xét lại kế hoạch kinh doanh của mình. Theo IATA, biên độ lợi nhuận hoạt động trung bình của các hãng hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể giảm trong năm thứ hai xuống còn 8,1% so với 12,7% của Bắc Mỹ.
Theo ông Shukor Yusof, nhà sáng lập công ty tư vấn hàng không Endau Analytics ở Malaysia, mặc dù các sân bay lớn ở châu Á đang đầu tư mở rộng công suất, nhưng nhìn chung tốc độ vẫn còn chậm so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành hàng không.
Dựa trên ước tính của Trung tâm Hàng không CAPA tại Sydney (Úc), hơn 1.000 tỉ USD dự kiến sẽ được chi cho việc mở rộng sân bay vào năm 2069, một nửa trong số đó sẽ được chi tiêu tại châu Á. Được biết, một sân bay tại Bắc Kinh mới trị giá gần 12,9 tỉ USD sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2019 nhằm biến thủ đô Trung Quốc thành một trong những trung tâm hàng không lớn nhất thế giới. Sân bay Suvarnabhumi tại Bangkok cũng được chi khoảng 3,7 tỉ USD cho việc đổi mới.
Bình luận (0)