TNO

Châu Á - Thái Bình Dương có tầm quan trọng với nước Mỹ

09/11/2014 09:25 GMT+7

(Tin Nóng) Kết nối kinh tế với ASEAN, với các nước châu Á khác, giúp Việt Nam củng cố năng lực hải quân… đang mang lại lợi ích cho nước Mỹ, vốn là một quốc gia Thái Bình Dương, theo bài viết ngày 7.11.2014 của ông Daniel R. Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương.

(Tin Nóng) Kết nối kinh tế với ASEAN, với các nước châu Á khác, giúp Việt Nam củng cố năng lực hải quân… đang mang lại lợi ích cho nước Mỹ, vốn là một quốc gia Thái Bình Dương, theo bài viết ngày 7.11.2014 của ông Daniel R. Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương.


Các bộ trưởng ngoại giao APEC chụp ảnh lưu niệm tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 7.11 - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ

Trong bài viết trên blog của Bộ Ngoại giao Mỹ nhân hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, ông Russel nhấn mạnh rằng Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương, do vậy ngay khi nhậm chức trong những tháng đầu tiên, Tổng thống Barack Obama đã tiến hành chính sách xoay trục về châu Á để củng cố quan hệ giữa Mỹ và châu Á vốn được xem là khu vực có nền văn hoá, kinh tế và những con người sáng tạo, năng động.

Ông cũng nêu ra nhiều thành tựu giữa việc hợp tác của Mỹ và châu Á, như hiệp định tự do mậu dịch Mỹ - Hàn Quốc giúp giảm thuế 2/3 nông sản xuất khẩu của Mỹ, giảm thuế 95% cho các sản phẩm xuất khẩu khác trong 3 năm, xuất khẩu dịch vụ của Mỹ sang Hàn Quốc tăng 25% trong vòng 2 năm…

Mỹ cũng đang tiến hành các bước đàm phán để thực hiện hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước; hiệp định đầu tư song phương với Trung Quốc.

Hợp tác với ASEAN bao gồm 620 triệu dân đang làm lợi cho người Mỹ ngày nay. Các đại sứ Mỹ tại ASEAN đã hỗ trợ cho doanh nghiệp Mỹ tại thị trường này, như tập đoàn General Electric đạt hợp đồng 1,7 tỉ USD cung cấp động cơ máy bay hành khách cho Việt Nam, hay hãng KKR của Mỹ đầu tư xử lý chế biến hạt điều tại Indonesia…

Về giáo dục và du lịch, sinh viên Mỹ ngày càng sang Trung Quốc học nhiều hơn, và sinh viên Trung Quốc sang Mỹ du học nhiều hơn các nước khác.

Du khách và doanh nhân lữ hành châu Á, dẫn đầu là Nhật Bản, đã bơm vào nền kinh tế Mỹ hơn 40 tỉ USD/năm, và Mỹ đang cố gắng để việc du khách châu Á vào Mỹ ngày càng dễ dàng hơn.


Bảo dưỡng động cơ máy bay tại nhà máy GE Việt Nam - Ảnh: GE Việt Nam


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2013, phát biểu tại ấp Kiến Vàng (Cà Mau), nhấn mạnh đến môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu ở khu vực ĐBSCL - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ

Bên cạnh việc hợp tác kinh tế, văn hoá, du lịch, bài viết của ông Russel còn nhấn mạnh đến việc hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng khi cho biết Mỹ giúp bảo vệ hoà bình và an ninh ở châu Á hơn 70 năm nay, có nhiều quan hệ đồng minh và đối tác an ninh với khu vực.

Ngoài việc củng cố quan hệ đồng minh với Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Úc, thì việc giúp Việt Nam xây dựng năng lực hải quân là bổ sung cho sự hợp tác của Mỹ với các đồng minh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Mỹ chia sẻ với ASEAN và các nước khác về các mối căng thẳng đang gia tăng và hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng, gây nguy hiểm cho các vùng biển quốc tế, là nơi mà phần lớn luồng mậu dịch của Mỹ đi ngang qua.

Ông Russel cũng cho hay, năm 2014, chính sách xoay trục của Mỹ là mang tính toàn cầu. Quan hệ gần gũi của Mỹ mở ra một sự hợp tác mới ở châu Á - Thái Bình Dương đối với các thách thức toàn cầu. Sự hợp tác này làm người Mỹ an toàn hơn và giảm bớt rủi ro cũng như chi phí của Mỹ trong mọi thứ, từ chiến đấu với phiến quân IS, khống chế dịch bệnh Ebola đến chống nạn ăn cắp bản quyền trên thế giới.

Mỹ cũng hợp tác với châu Á về bảo vệ môi trường, nhấn mạnh hợp tác bảo môi trường với Trung Quốc vì Mỹ và Trung Quốc là hai nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất, thải khí carbon nhiều nhất, cũng như tiêu thụ nhiều sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp nhiều nhất.

Tại hội nghị APEC ở Bắc Kinh ngày 7.11, các bộ trưởng ngoại giao đã đồng ý bảo tồn tài nguyên biển, chống đánh cá bất hợp pháp.

Cuối cùng, ông Russel khẳng định rằng Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương, và các vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương có tầm quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ. Một tầng lớp trung lưu châu Á đang phát triển đang mua hàng xuất khẩu của Mỹ nhiều hơn. Một châu Á với nhiều đồng minh và các đối tác an ninh hơn sẽ giữ cho cả hai bờ Thái Bình Dương an toàn và thịnh vượng.

Tin Nóng

>> Mỹ hoan nghênh thỏa thuận 4 điểm giữa Trung Quốc và Nhật Bản
>> Hội ngộ phi công Việt - Mỹ: Khi hai cựu thù trở thành bạn
>> Mỹ bỏ cấm vận, Hải quân Việt Nam thêm khả năng giám sát biển xa
>> Công ty Mỹ xây trung tâm năng lượng hạt nhân tại Việt Nam
>> Mỹ đánh giá Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về tiềm năng đầu tư
>> Ngoại trưởng Mỹ: Quan hệ Mỹ - Trung là cần thiết để duy trì ổn định châu Á
>> Ngoại trưởng Mỹ 'choáng' với sự thay đổi và năng động của Việt Nam
>> Ngoại trưởng Mỹ thăm Cà Mau, cam kết hỗ trợ an ninh biển của Việt Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.