Đảng cực hữu và dân túy của chính trị gia Geert Wilders không những chỉ trở thành đảng phái chính trị lớn nhất trong quốc hội mới mà còn tăng được hơn gấp đôi số ghế dân biểu so với lần bầu cử trước đó vào năm 2021.
Chính trường Hà Lan đã thiên về phía hữu và cực hữu rất rõ ràng, và sự thiên hữu ở nước này góp phần củng cố xu hướng chuyển biến về cánh hữu và cực hữu đang diễn ra ở châu Âu. Ông Wilders có quan điểm bị đánh giá là cực đoan và dân túy như phi Hồi giáo hóa Hà Lan, đóng cửa các nhà nguyện và nhà thờ Hồi giáo, không tiếp nhận người nước ngoài di cư và tị nạn, đưa Hà Lan ra khỏi EU...
Đảng chính trị của ông chỉ có đảng viên duy nhất cũng chính là ông Wilders. Qua đó có thể thấy cử tri Hà Lan trong cuộc bầu cử vừa rồi chọn người lãnh đạo trước khi chọn đảng phái chính trị. Nỗi lo ngại về tương lai và sự sợ hãi về những bất định trong tương lai đã chi phối quyết định bỏ phiếu của cử tri. Tâm trạng bi quan và hoang mang này là mảnh đất màu mỡ cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân túy và xu thế cực đoan hóa chính trường và xã hội ở nhiều nước châu Âu hiện nay.
Hà Lan từ nhiều năm nay đã trở thành một phòng thí nghiệm về chính trị quyền lực ở châu Âu. Kết quả cuộc bầu cử quốc hội vừa qua ở Hà Lan vì thế nhiều khả năng sẽ trở thành kịch bản bầu cử diễn ra ở nhiều nơi khác trên châu lục này. Ông Wilders được dự báo thắng cử nhưng không dễ lên cầm quyền, bởi việc thành lập chính phủ mới rất khó khăn và mất nhiều thời gian đến nay đã trở thành truyền thống chính trị ở Hà Lan.
Một thành viên NATO ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine
Bình luận (0)