Chính vì vậy từ xưa tới giờ ông cha ta luôn rất quan tâm tới đôi chân và đặc biệt ngày nay trong y học hiện đại việc giữ gìn đôi chân, massage chân, ngâm chân, giữ ấm chân luôn có vai trò như một liệu pháp điều trị bệnh.
Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C. Ngày nay, sử dụng chậu ngâm chân bằng gỗ được xem như giải pháp hữu hiệu, vừa tiết kiệm thời gian, thuận lợi mà chi phí lại không quá đắt đỏ. Khi ngâm chân, nước phải ngập qua mắt cá chân, thi thoảng cử động chân trong quá trình ngâm.
Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất: bất kể lúc nào rảnh, thường tốt nhất là buổi tối.
Đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu.
Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân là để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.
Lưu ý không ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
Những đối tượng không nên ngâm chân
Với những người có sức khỏe bình thường, ngâm chân và tắm suối nước nóng rất tốt cho cơ thể. Những người mắc bệnh tim, tim có vấn đề, người huyết áp thấp, hay bị chóng mặt… không nên ngâm chân với nước quá nóng, hoặc tắm suối nước nóng quá lâu.
|
Các thành phần có thể cho vào nước ngâm chân
Để thực hiện phương pháp này hiệu quả nhất, bạn có thể lựa chọn những loại thảo dược tốt cho chân như: tinh dầu, muối Himalaya, lá ngải cứu, quế...
- Muối: Thêm hai thìa muối vào nước ngâm chân, giúp diệt khuẩn, chống viêm, nhuận tràng.
- Gừng: Thêm mấy lát gừng già vào nước ngâm chân, có tác dụng đánh tan khí lạnh trong cơ thể.
- Rượu: Thêm một chút rượu trắng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Chanh: Thêm mấy lát chanh giúp vào nước ngâm chân giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm.
- Giấm: Thêm 3 thìa giấm vào nước ngâm chân giúp làm đẹp da.
|
Với người mắc bệnh tiểu đường, do độ nhạy cảm ngoài da của người bệnh tiểu đường kém hơn nên khó cảm nhận độ nóng lạnh của nước, tránh tình trạng nước quá nóng gây tổn thương da.
Hoặc bạn có thể ngâm tới khi thấy lưng hoặc trán hơi ra mồ hôi nhưng chú ý không nên để ra nhiều mồ hôi vì điều này sẽ không tốt cho tim. Đó là tín hiệu cho thấy kinh lạc trong cơ thể đã được thông suốt. Đây cũng là biện pháp để chúng ta kiểm tra kinh lạc trong cơ thể có bị ứ trệ hay không.
Có người ngâm 20 phút đã ra mồ hôi, có người phải ngâm lâu hơn, có người thậm chí không ra mồ hôi. Sau khi ngâm chân xong, bạn có thể massage lòng bàn chân theo các cách sau sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Với những công dụng như đã kể ở trên, tại các spa nhân viên thường thực hiện quá trình ngâm chân thảo dược kết hợp cùng những chuyển động massage đúng nguyệt đạo chân. Ngoài ra, nếu muốn thư giãn cả cơ thể, có thể sử dụng bồn tắm thảo dược kết hợp ngâm chân, massage bấm huyệt như một liệu pháp hoàn hảo giúp thư giãn cơ thể sau những ngày làm việc căng thẳng.
Hy vọng với một số gợi ý ở trên, các bạn hiểu rõ việc kết hợp các liệu trình chậu ngâm chân với tinh dầu, thảo dược để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì bạn có thể để lại thông tin, chuyên viên tư vấn setup spa sẽ hỗ trợ kịp thời.
Bình luận (0)