Cháy khách sạn, 11 khách kẹt ở tầng 8: Đập cửa kính để thoát hiểm, nên không?

10/11/2015 14:35 GMT+7

(TNO) Vụ cháy khách sạn ngay trung tâm Sài Gòn vào tối qua làm nhiều vị khách kẹt lại ở tầng 8. Do mặt tiền khách sạn được ốp kính, nên các khách trọ phải đập vỡ kính để kêu cứu và thoát ra bằng thang cứu hộ. Điều đó đặt ra nhiều lo ngại về tính an toàn khi cháy ở các tòa nhà cao tầng ốp kính phía mặt tiền.

(TNO) Vụ cháy khách sạn ngay trung tâm Sài Gòn vào tối qua làm nhiều vị khách kẹt lại ở tầng 8. Do mặt tiền khách sạn được ốp kính, nên các khách trọ phải đập vỡ kính để kêu cứu và thoát ra bằng thang cứu hộ. Điều đó đặt ra nhiều lo ngại về tính an toàn khi cháy ở các tòa nhà cao tầng ốp kính phía mặt tiền. 

Lực lượng chức năng giải cứu người dân trong vụ cháy khách sạn 9 tầng ở TP.HCM vào tối 9.11 - Ảnh Đức TiếnLực lượng chức năng giải cứu người dân trong vụ cháy khách sạn 9 tầng ở TP.HCM vào tối 9.11 - Ảnh Đức Tiến
Vụ cháy xảy ra tại khách sạn Kim Linh (118A Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) làm nhiều khách trọ bị kẹt lại trên tầng 8 trong tình trạng hoảng loạn. Lực lượng cứu hộ cứu nạn, PCCC TP.HCM phải dùng xe thang để tiếp cận và cứu người.
Thanh Niên Online có cuộc trao đổi ngắn với ông Trần Quốc Bảo, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC quận 1, TP.HCM về cách thoát hiểm trong các nhà cao tầng.
- Nguyên tắc để thoát hiểm ở những nhà cao tầng như thế nào thưa ông?
Ông Trần Quốc Bảo: Trước hết nguyên tắc đầu tiên của người đến làm việc, ở là phải tìm hiểu cấu trúc của một tòa nhà. Cụ thể là phải biết được ở nơi nào ở trong tòa nhà chỗ nào là lối thoát hiểm, chỗ nào là thang bộ, chỗ nào là máy. Trong trường hợp nếu có đám cháy xảy ra phải cố gắng giữ cho tinh thần một cách cực kỳ bình tĩnh. Do đó việc nắm bắt rõ cấu trúc tòa nhà sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều trong việc giữ tinh thần bình tĩnh nếu đám cháy xảy ra.
Kính do các nạn nhân đập vỡ tung tóe rơi khắp mặt đường - Ảnh: Đức Tiến
Khi muốn thoát ra khỏi một đám cháy nào đó, người dân nên cúi thấp người (có thể trườn, bò), men theo tường, di chuyển nhanh nhất đến cầu thang thoát hiểm. Việc men theo tường sẽ giúp chúng ta định hình về đường đi một cách tốt nhất.
Điều đặc biệt là không nên đi giữa hành lang, vì trong điều kiện cháy sẽ sản sinh ra khói và khí độc làm hạn chế tầm nhìn. Nếu vô tình hít phải khí độc sẽ làm cho đầu óc không còn tỉnh táo để nhận biết đường thoát thân. Bên cạnh đó vừa đi chúng ta phải vừa hô to để những người khác và lực lượng cứu hộ có thể xác định vị trí của chúng ta.
Các nạn nhân được giải cứu an toàn - Ảnh: Đức Tiến
- Vậy để tránh khói độc phải làm như thế nào?
Ông Trần Quốc Bảo: Chúng ta sẽ sử dụng khăn hoặc vải có thấm nước che vào mũi để hạn chế hít khói vào người. Còn đối với các văn phòng hay khách sạn, việc lấy nước cũng không khó vì bên trong các phòng đa phần đều có lắp các bình nước lọc hoặc vào nhà vệ sinh. Đó là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để tránh ngộ độc khói.
- Trở lại vụ cháy khách sạn Kim Linh (quận 1, TP.HCM) vào tối 9.11 ông có thể cho biết việc thoát hiểm ban đầu của người dân như thế nào?

Khi muốn thoát ra khỏi một đám cháy nào đó, người dân nên cúi thấp người (có thể trườn, bò), men theo tường, di chuyển nhanh nhất đến cầu thang thoát hiểm. Việc men theo tường sẽ giúp chúng ta định hình về đường đi một cách tốt nhất. Điều đặc biệt là không nên đi ngay giữa hành lang, vì trong điều kiện cháy sẽ sản sinh ra khói và khí độc làm hạn chế tầm nhìn. Nếu vô tình hít phải khí độc sẽ làm cho đầu óc không còn tỉnh táo để nhận biết đường thoát thân. Bên cạnh đó vừa đi chúng ta phải vừa hô to để những người khác và lực lượng cứu hộ có thể xác định vị trí của chúng ta.

Ông Trần Quốc Bảo

Ông Trần Quốc Bảo: Do vị trí cháy xuất phát ở tầng 5 của khách sạn, những nệm xốp là vật dễ cháy, cho nên tạo ra khói rất nhiều và rất độc hại. Khi đó khói bốc nhanh lên trên theo vị trí thang bộ nên những người ở các tầng bên trên không thể chạy xuống đất để thoát ra ngoài, nên nhiều người ở các phòng mặt tiền đã đập cửa kính để tìm cách thoát thân.
Bên cạnh đó một số người vẫn đóng kín cửa ở các phòng trong cùng, không chủ động tìm cách thoát ra ngoài. Đến khi lực lượng cứu hộ tiếp cận mới có thể đưa được người đó ra ngoài an toàn.
- Việc người dân đập cửa kính bên ngoài để thoát thân ở khách sạn Kim Linh có nên không?
Ông Trần Quốc Bảo: Trong trường hợp này việc đập cửa kính bên ngoài là rất cần thiết, vì khu vực cháy nằm ở bên dưới mà mình không thể chạy xuống được. Các tầng trên chưa hề bị cháy mà chỉ bị nhiễm khói. Nên những căn phòng nằm ở mặt tiền thì người dân chỉ việc đóng kín các cửa chính để tránh khói và đập cửa kính bên ngoài để kêu cứu.
Đồng thời tạo điều kiện cho oxy có thể vào bên trong tránh tình trạng ngộp khi đóng kín các cửa. Và việc gió bên ngoài thổi vào cũng làm cho khói khó tiếp cận khu vực căn phòng. Công việc cứu hộ cũng sẽ dễ dàng hơn.
- Và trong trường hợp nào không nên đập cửa kính bên ngoài?
Ông Trần Quốc Bảo: Trường hợp này thì ngược lại không nên đập của kính khi sự việc cháy đang diễn ra trong căn phòng. Nếu chúng ta đập cửa kính bên ngoài thì vô tình chúng ta lại làm cho đám cháy càng bùng phát dữ dội hơn. Vì khi đó oxy từ bên ngoài vào giúp cho đám cháy nhanh hơn, khói cũng sẽ sản sinh ra nhiều hơn.
Lúc này điều cần thiết nhất là tìm cách rời khỏi đám cháy bằng lối hành lang càng sớm càng tốt. Chúng ta không nên tạo điều kiện cho không khí bên ngoài tràn vào là tốt nhất. Nhất là phải giữ được bình tĩnh.
- Những tòa nhà không có lối thoát hiểm chuẩn thì còn lối thoát hiểm nào khác không?
Ông Trần Quốc Bảo: Trong trường hợp không thể thoát xuống đất, chúng ta cũng có thể chạy lên sân thượng của tòa nhà. Tìm cách la lớn, ra hiệu để lực lượng cứu hộ đến ứng cứu.
Ở TP.HCM có một đặc thù của các nhà cao tầng liền nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều. Đó cũng là một lối thoát hiểm hiệu quả, khi đó chúng ta có thể leo qua nhà bên cạnh.
- Xin cảm ơn ông.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.