Chảy máu bất thường vùng kín là gì?
Chảy máu bất thường vùng kín là chảy máu vào những thời điểm khác với hành kinh, bao gồm:
• Giữa các kỳ kinh
• Trong hoặc sau khi quan hệ
• Bất cứ lúc nào sau khi mãn kinh, theo Express.
|
Điều quan trọng là khối u hoặc khối u ác tính ở cổ tử cung, có thể bị vỡ và chảy máu khi quan hệ.
Trong trường hợp bị chảy máu quá thường xuyên và bị đau bụng dưới và đau vùng chậu sau khi “xong việc”, nên đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và tầm soát ung thư cổ tử cung, theo The Health Site.
Tuy nhiên, còn nhiều lý do khác có thể gây chảy máu khi quan hệ. Vì vậy, nên đi khám sớm để biết có phải là ung thư cổ tử cung hay không, nhằm điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu khác của ung thư cổ tử cung
Các dấu hiệu khác của ung thư cổ tử cung, bao gồm:
• Khó chịu hoặc đau khi quan hệ
• Vùng kín tiết dịch có mùi khó chịu
• Đau ở vùng giữa xương hông hay xương chậu
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Tổ chức từ thiện nghiên cứu về ung thư phụ khoa của Anh - Eve Appeal, cho biết, đa số trường hợp ung thư cổ tử cung biểu mô tế bào vảy đều do bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thông thường gọi là virus u nhú HPV gây ra, theo Express.
Tổ chức này nhấn mạnh rằng virus HPV cực kỳ phổ biến, khoảng 80% dân số sẽ tiếp xúc với virus này vào một số giai đoạn của cuộc đời.
Thông thường, hệ miễn dịch sẽ có thể loại bỏ nhiễm trùng mà không cần điều trị.
HPV là nhóm virus, có thể lây lan qua quan hệ khi tiếp xúc qua da.
Nếu cơ thể không thể loại bỏ virus, sẽ có nguy cơ phát triển các tế bào bất thường, có thể trở thành ung thư theo thời gian, theo Express.
Những ai có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung?
• Người chuyển giới nam chưa cắt bỏ toàn bộ tử cung
• Người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao gấp đôi những người không hút thuốc, The Eve Appeal cho biết. Hút thuốc làm giảm hiệu quả của hệ miễn dịch, có nghĩa là cơ thể khó có thể loại bỏ nhiễm HPV.
• Những người dùng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài cũng có thể tăng nguy cơ giữ lại virus HPV, theo Express.
Có thể làm gì để phòng tránh ung thư cổ tử cung?
Phòng khám John Hopskin của Mỹ khuyến nghị phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên bắt đầu sàng lọc Pap smear tầm soát ung thư cổ tử cung, 3 năm một lần.
Từ 30 tuổi trở lên nên xét nghiệm thêm virus HPV, cùng với tầm soát ung thư cổ tử cung.
Tất cả trẻ em nên tiêm vắc xin ngừa HPV ở tuổi 12.
Phụ nữ dưới 26 tuổi nếu chưa tiêm ngừa, nên tiêm ngừa vắc xin này.
Bình luận (0)