Chế biến nông sản gặp khó vì thiếu công nghiệp phụ trợ

10/02/2015 05:19 GMT+7

VN khó phát triển công nghiệp chế biến nông sản, nhất là hàng giá trị gia tăng, nếu không có công nghiệp phụ trợ cho lĩnh vực này.

VN khó phát triển công nghiệp chế biến nông sản, nhất là hàng giá trị gia tăng, nếu không có công nghiệp phụ trợ cho lĩnh vực này.

Kêu gọi Việt kiều  làm cầu nối  cho nông sản Việt Ngày 9.2, Bộ NN-PTNT tại TP.HCM đã tổ chức Diễn đàn kết nối DN Việt kiều với ngành nông nghiệp trong nước. Bà Đinh Kim Nguyệt, Việt kiều Canada, cho biết VN là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới nhưng cộng đồng người Việt ở Canada muốn ăn gạo VN không biết mua ở đâu nên lâu nay chỉ ăn gạo của Thái Lan. “Tại Canada, giá một trái xoài là 30 CAD, một nải (nhánh) chuối sứ là 40 CAD hay một nhành rau thơm là 10 CAD, cao hơn nhiều lần tại VN và đây là cơ hội tốt cho các DN VN xâm nhập thị trường này”, bà Nguyệt nói.  Theo các DN Việt kiều, một khó khăn đối với việc nhập khẩu nông sản VN là chi phí vận chuyển quá cao. Bà Vũ Thị Mai, Việt kiều Nga, nhận xét hiện nay chi phí vận chuyển trái cây từ VN sang Nga vào khoảng 6 USD/kg. Mức này quá cao, DN không có lãi. Trước vấn đề này, ông Cao Đức Phát cho biết đang có kế hoạch mua công nghệ sau thu hoạch của Nhật và sẽ sử dụng các biện pháp tổng hợp để bảo quản nông sản, đặc biệt là hoa, trái tươi sao cho giữ được tươi lâu hơn.  Bên cạnh đó, để thu hút các doanh nhân Việt kiều về đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phát cam kết sẽ cải cách hành chính để giúp các doanh nhân giảm bớt thời gian, thủ tục trong khâu đầu tư. 	Q.ThuầnVN đang thiếu nguyên phụ liệu dùng cho chế biến hàng nông sản giá trị gia tăng - Ảnh: Chí Nhân
Đó là chia sẻ của các doanh nghiệp (DN) tại buổi gặp mặt những DN điển hình trong “Nhóm công tác thu hút đầu tư nông nghiệp, nông thôn”. Buổi gặp mặt, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát chủ trì, diễn ra vào ngày 9.2 tại TP.HCM. Có 15 DN hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực phía nam tham dự buổi gặp mặt.
Nước sốt, gia vị... đều phải nhập
 Nhóm công tác thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Đây là một tổ chức đối tác công tư gồm đại diện một số cơ quan của Bộ NN-PTNT và một số DN điển hình trong đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh đã tiên phong đầu tư vào nông nghiệp nông thôn VN. Hình thức đối tác công tư này hoàn toàn mới ở VN hoạt động với mục đích hỗ trợ các DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Đồng thời nhóm công tác sẽ kết nối các DN đầu tàu với một số địa phương được chọn thí điểm đột phá về chính sách và thể chế để thu hút đầu tư tư nhân và tái cơ cấu nông nghiệp.    Quang Thuần
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn thủy sản Minh Phú, chia sẻ: “Năm 2014 chúng tôi xuất khẩu trên 700 triệu USD. Thế mạnh của Minh Phú chính là sản xuất hàng giá trị gia tăng (GTGT - tức các sản phẩm chế biến sâu, ăn liền - PV). Hiện mặt hàng này chiếm tới trên 40% tổng sản lượng sản xuất của đơn vị. Xu hướng của thị trường là rất thích hàng GTGT, mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên cái khó của việc sản xuất cũng như đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm này là ở VN không sản xuất được nước sốt, gia vị… phù hợp. Tất cả những sản phẩm phụ trợ cho chúng tôi sản xuất hàng GTGT đều phải nhập từ Thái Lan”.
Theo ông Quang, đặc thù của ngành này là khách hàng thường chỉ đặt hàng trước khoảng một tháng, sau đó công ty phải lập tức đặt hàng nguyên phụ liệu của Thái Lan để sản xuất, thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng mất từ 15 - 22 ngày. Rất nhiều thủ tục giấy tờ phải làm, qua hết cơ quan này đến cơ quan nọ. Vì thế, công ty sản xuất cũng khó trữ nguyên liệu trước, do các đơn hàng không hoàn toàn giống nhau. Ông Quang cũng khẳng định: “Để phát triển nông nghiệp cần phải đẩy mạnh chế biến sâu, làm hàng GTGT nhưng công nghiệp phụ trợ cho lĩnh vực này chúng ta không có nên rất khó phát triển. Tôi biết có nhiều người muốn đầu tư vào lĩnh vực này nhưng họ không dám vì không có chính sách của nhà nước”.
Không biết đầu tư vào đâu
Tương tự, bà Thái Hồng Xuân Nguyệt, đại diện cho Tập đoàn Vingroup, cho biết dù muốn đầu tư lớn vào nông nghiệp nhưng DN này không biết nên đầu tư vào đâu do thiếu thông tin. Vingroup đã truy cập trang mạng của bộ rồi các viện, trường để tìm hiểu nhưng không thu được kết quả gì đáng kể.
Theo bà Nguyệt, VN cần áp dụng công nghiệp thông tin để xây dựng một cơ sở dữ liệu chung cho tất cả mọi người cùng tham khảo khi cần. “Là một DN muốn đầu tư vào nông nghiệp, chúng tôi cần có những thông tin như cây gì, con gì nên nuôi trồng ở vùng nào, năng suất ra sao, thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu tới đâu, rồi điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của từng vùng ra sao? Các công trình nghiên cứu khoa học ở VN trong lĩnh vực này, ít nhất thì cũng phải cho chúng tôi một danh sách những cái tên của những công trình đó để chúng tôi biết và khi cần có thể tiếp xúc với các nhà khoa học đó”. Bà Nguyệt còn cho rằng cần phải có hệ thống theo dõi sản phẩm để người tiêu dùng có thể truy suất nguồn gốc. Những cơ sở dữ liệu như vậy là rất cần thiết và nhà nước phải đầu tư để tránh lãng phí nguồn lực của xã hội.
Nhiều DN khác cũng khẳng định rằng để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, cần phải làm sao để DN có thể dễ tiếp cận với chính sách. Nhà nước phải có chính sách liên kết các nông dân lại trên quy mô lớn để có thể hợp tác với DN.
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận thực tế yếu kém của ngành nông nghiệp là do sản xuất chưa gắn với chế biến, thị trường. Đầu vào của nông nghiệp chưa tự chủ được mà phải phụ thuộc vào nước ngoài với giá cao. Ông nói thêm: “Hiện tại chưa tới 10% DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, số DN đầu tư vào thương mại nông nghiệp chỉ có 3 - 4%. Bộ nhờ các DN góp ý để có thể thu hút đầu vào nông nghiệp. Chúng tôi sẽ chọn một số lĩnh vực ưu tiên để đột phá”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.