|
Tuy nhiên, theo tôi chế độ ưu tiên nói trên hoàn toàn không có gì sai. Ở đây chúng ta lấy ví dụ cụ thể trên báo Thanh Niên: Ông Hồ Ngọc Cảnh (69 tuổi), ngụ ấp Tân Lợi, xã Tân Thanh, H.Giồng Trôm, Bến Tre dù đã là ông của 10 đứa cháu nội và cháu ngoại, không ngại tuổi già, đường xa, ông vẫn khăn gói đến Trường THPT Nguyễn Thị Định (xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm) để dự kỳ thi tốt nghiệp THPT (hệ giáo dục thường xuyên) năm 2014.
Trường hợp ông Nguyễn Ngọc Mới, 53 tuổi (người C’Tu, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, Thừa Thiên-Huế) là thí sinh lớn tuổi nhất của Thừa Thiên-Huế trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Còn ở Đà Nẵng cũng có 2 thí sinh lớn tuổi là Đặng Trà Xuân Mỹ và Phạm Kim Đồng, cùng 53 tuổi. Ở xã Môn Sơn, H.Con Cuông, Nghệ An có ông Vi Xuân Luyện (54 tuổi) nhân viên bảo vệ cũng là thí sinh trong kỳ thi này.
Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng: Trong thực tế, các trường trọng điểm, trường chất lượng cao vẫn thường xuyên phải giải quyết chế độ ưu tiên cho các trường hợp con đẻ và con nuôi của những người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945.
Từ ví dụ về trường hợp ông Hồ Ngọc Cảnh, ta suy ra cha của ông Cảnh (có thể sinh năm 1927), 18 tuổi cha ông có thể có con (con là ông Cảnh). Lúc này, cha ông Cảnh là 18 tuổi tham gia kháng chiến chống pháp (chưa nói trong thời gian toàn quốc kháng chiến có rất nhiều thiếu niên anh dũng tham gia chống Pháp). Ông Cảnh bây giờ đi thi TN THPT được hưởng ưu tiên nói trên là không sai.
Dù trường hợp hưởng ưu tiên nói trên có thể rất ít, thế nhưng khi ban hành bất cứ chính sách, luật, quy chế… cần phải bao quát hết những tình huống có thể phát sinh trong thực tiễn. Phải đưa những tình huống diễn ra trong cuộc sống vào chính sách, luật, quy chế… thì mới thuyết phục và lúc đó chính sách mới đi vào cuộc sống.
Vấn đề đặt ra ở đây, chúng ta có quá nhiều loại, chế độ ưu tiên cộng điểm trong các kỳ thi cần phải điều chỉnh, thay đổi. Thay vì cộng điểm, nhà nước có thể đề ra các chính sách khác, chẳng hạn: tạo điều kiện cải thiện giáo dục ở các vùng khó khăn; đào tạo kéo dài thời gian, học bổng hỗ trợ (miễn phí) kinh phí học tập cho các đối tượng cần ưu tiên… Hoặc nếu cần, chỉ có thể ưu tiên vào những ngành, trường không đòi hỏi đầu vào nghiêm ngặt nhưng phải kèm một số điều kiện về học lực bậc phổ thông và với một tỷ lệ nhất định nằm ngoài chỉ tiêu tuyển sinh rộng rãi.
Đăng Trình
>> Không nên cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển công chức
>> Bộ GD-ĐT lý giải về trường hợp cộng điểm ưu tiên cho bà mẹ VN anh hùng
>> Vụ rớt đại học vì 'mất điểm oan': Đại học Huế điều chỉnh điểm ưu tiên
>> Xác định địa phương vùng sâu để tính điểm ưu tiên
Bình luận (0)