Đáp: Khả năng làm việc của gan được đánh giá gián tiếp qua XN các thành phần có liên quan đến gan trong đó có men gan ALT, AST.
Các loại men gan AST (Alanin Amino Transferase ) và ALT (Aspartate Amino Transferase) do gan tạo ra thường có một hàm lượng cố định trong máu, trị số bình thường ALT < 40 U/L ,AST < 40 U/l. Khi gan bị tổn thương, hàm lượng men gan này sẽ tăng cao, mức tăng thông thường gấp 5 – 8 lần bình thường, thậm chí còn cao hơn nữa. Đây là dấu hiệu tích cực trong chẩn đoán bệnh nhưng bên cạnh đó còn phải làm thêm một số XN khác để phối hợp phân tích chẩn đoán. Trong thời gian viêm gan cấp các men này sẽ tăng cao sau đó giảm dần và trở lại bình thường trong khoảng 1-4 tháng. Nếu các men này tăng cao liên tục trong thời hơn 6 tháng thì có thể là biểu hiện của một viêm gan mạn tính. Vì vậy bạn cần theo dõi định kỳ, kiểm tra men gan này 6 tháng một lần. Nguyên nhân dẫn đến tăng các men gan không chỉ do viêm gan B mà còn do viêm gan A, viêm gan C, viêm gan hay xơ gan do rượu... cũng như một số bệnh khác ngoài gan. Tuy nhiên viêm gan B là nguyên nhân chính, mức tăng của các men này càng cao thì khả năng tổn thương của gan càng lớn. Mặc dù vậy trong thực tế vẫn có một số trường hợp gan bị viêm rất nặng nhưng các men vẫn không tăng hay tăng rất ít, hoặc ngược lại các men này tăng mà lại do một số bệnh lý chẳng liên quan gì đến gan.
Truờng hợp của bạn, đã chích ngừa viêm gan B, men gan tăng cũng không quá cao vì vậy bạn chỉ nên nghỉ ngơi, tránh vận động nặng, có chế độ ăn uống hợp lý nhằm tránh tăng gánh nặng cho gan, tuyệt đối không dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá và định kỳ 6 tháng kiểm tra lại để đánh giá chức năng gan. Lưu ý nghỉ ngơi là biện pháp tốt nhất đối với gan.
BS Bạch Long
Bình luận (0)