Hai thôn trên có khoảng 400 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai, đời sống còn nhiều khó khăn. Hằng ngày, người dân qua sông làm rẫy chủ yếu bằng cây cầu này. Tuy nhiên, đến nay nhiều đoạn ván gỗ trên mặt cầu bị mục nát, tạo nên một khoảng trống có độ hở từ 0,5 - 1 m. Anh Cao Văn Hùng, ở thôn Cà Thêu nói: “Cầu hư hỏng, chỉ có đi bộ thì còn bước qua mấy chỗ không có ván, chứ đi xe máy, xe đạp thì phải lựa chỗ có thanh sắt trơ ra ở giữa cầu mà dắt bộ qua, rất nguy hiểm”.
|
Bà Niê H’Ruôn, Chủ tịch UBND xã Khánh Hiệp cho biết: “Vào mùa mưa lũ, khi cầu tràn ở thôn Cà Thêu bị ngập sâu, thôn bị chia cắt, người dân muốn ra ngoài chỉ còn cách đi lại qua cây cầu Cà Thêu chứ không có đường nào khác. Do kinh phí hạn hẹp nên xã chỉ đủ kinh phí đóng lại ván gỗ trên mặt cầu, nhưng một thời gian thì lại hư hỏng, mục nát gây nguy hiểm cho người dân. Xã cũng nhiều lần báo cáo sự việc lên huyện, nhưng chưa thấy giải quyết”.
Nguyễn Chung
>> Cầu treo sắp sập
>> Những cầu treo nguy hiểm ở Tây Nguyên
>> Thêm một cầu treo qua sông Pô Kô
>> Sửa chữa cầu treo qua “làng đu dây”
>> Làng đu dây" đã có cầu treo
>> Nhiều cầu treo hỏng
>> Cầu "treo" đến bao giờ ?
>> Quảng Trị: Trục vớt, phục dựng lại cầu treo Bến Tắt
Bình luận (0)