Giới thiệu về nghệ thuật suiseki, ông Phan Khôi cho biết đó là một từ ngữ xuất phát từ Nhật Bản, sui nghĩa là thủy (nước), seki là thạch (đá). Ở Việt Nam, suiseki được hiểu là đá nghệ thuật, đá cảnh.
Ông Khôi đến với nghệ thuật đá cảnh vào năm 2007 trong một lần tình cờ nhìn thấy những viên đá thuộc một bộ sưu tập. 14 năm qua, từ những viên đá đầu tay, ông Khôi đã lập một kho đá cảnh với khoảng 150 tác phẩm được đánh giá có một không hai tại Việt Nam.
Trong đó, có những tác phẩm giúp ông giành nhiều giải thưởng về nghệ thuật đá cảnh như Anh hùng tương ngộ, Mẹ Quan Âm, Một thoáng Hạ Long, Một thoáng cố đô, Hòn Chồng Nha Trang… hay các khối đá có hình thù động vật: Kim quy, Lân hý cầu, Hắc điểu, Mãnh sư, Linh cẩu vãn sanh…
Năm 2018, ông Phan Khôi gây ngạc nhiên cho những người thưởng ngoạn nghệ thuật khi lần đầu tiên phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm Nghệ thuật đá cảnh suiseki với 35 tác phẩm ở 2 thể loại: vân cảnh và hình dáng.
Những người tham gia triển lãm đã có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm đá với hình dáng kích thích trí tưởng tượng.
Ông Phan Khôi kể câu chuyện thú vị: cách đây chừng 10 năm, ông được một đại gia tại Đà Nẵng đề nghị đổi 1 lô đất ven biển trị giá cả chục tỉ đồng để lấy 100 viên đá. Tất nhiên, ông Khôi từ chối với lý do chỉ sưu tầm chứ không bán.
Để theo đuổi niềm đam mê của mình, ông từng giấu vợ bán đất để lấy tiền mua đá. Ông cũng từng dành cả thập niên để theo đuổi viên đá mà mình yêu thích. Dù không bán, nhưng theo ông Khôi, bộ sưu tập của ông không dưới 1 triệu USD.
Thanh Niên mời độc giả chiêm ngưỡng những tác phẩm đá cảnh độc đáo trong bộ sưu tập của ông Phan Khôi:
Những khối đá cảnh kích thích trí tưởng tượng của người xem. Điểm thú vị của chơi đá cảnh là tùy theo cảm quan của mỗi người, có thể liên tưởng khối đá mang hình thù khác nhau
HOÀNG SƠN
Chẳng hạn, đặt tên cho 2 viên đá này là Mẹ Quan Âm, ông Phan Khôi thiết kế đế gỗ là một đài sen
HOÀNG SƠN
Bình luận (0)