TNO

Chiến dịch thu hồi Crimea về Nga diễn ra như thế nào ?

16/03/2015 11:40 GMT+7

(Tin Nóng) Trên bộ phim tài liệu Crimea, đường về nhà, phát sóng ở Vladivostok (Nga) ngày 15.3.2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga không có ý định thu hồi Crimea về Nga cho đến khi xảy ra cuộc “đảo chính” ở Ukraine lật đổ tổng thống Viktor Yanukovych, khi đó ông mới ra lệnh đưa lực lượng đặc biệt vào thu hồi Crimea.

(Tin Nóng) Trên bộ phim tài liệu Crimea, đường về nhà, phát sóng ở Vladivostok (Nga) ngày 15.3.2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga không có ý định thu hồi Crimea về Nga cho đến khi xảy ra cuộc “đảo chính” ở Ukraine lật đổ tổng thống Viktor Yanukovych, khi đó ông mới ra lệnh đưa lực lượng đặc biệt vào thu hồi Crimea.


Tổng thống Nga Vladimir Putin: “Nga không có ý định thu hồi Crimea về Nga mãi cho đến khi xảy ra cuộc “đảo chính” ở Ukraine lật đổ tổng thống Viktor Yanukovych” - Ảnh: TASS

Theo hãng tin RIA ngày 15.3.2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bộ phim tài liệu nói trên (do đài truyền hình Nước Nga 1 phát sóng đầu tiên tại Vladivostok, sau đó phủ sóng khắp nước) đã công khai về chiến dịch thu hồi lãnh thổ Crimea từ Ukraine về Nga hồi tháng 3.2014.

Theo Tổng thống Putin, ông thường xuyên liên lạc điện thoại với tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych. Lúc này tình hình ở Kiev và nhiều nơi tại Ukraine rất căng thẳng với các cuộc đụng độ đẫm máu giữa người biểu tình và lực lượng của chính phủ Yanukovych.

Chiều 21.2.2014, tổng thống Yanukovych gọi điện cho Tổng thống Putin về việc ông sẽ đến Kharkov dự một cuộc họp. Dù Tổng thống Putin khuyên đừng đi, ông Yanukovych sau đó gọi lại cho biết sẽ đi.

Và sau đó cuộc “đảo chính” xảy ra khi ngày 22.2.2014, Quốc hội Ukraine họp và tán thành truất phế Tổng thống Yanukovych. Lúc đó ông Yanukovych đang ở Crimea.

Trước tình hình khẩn trương nói trên, Tổng thống Nga triệu tập cuộc họp khẩn cấp khi tình hình ở Crimea được cho là còn nghiêm trọng hơn những gì đang xảy ra ở Kiev.

Tại cuộc họp ngày 22.2.2014, Tổng thống Nga nói với các quan chức cấp cao rằng tình hình đang thay đổi, chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Ukraine khiến đã đến lúc Liên bang Nga phải hành động để đưa Crimea về lại Nga.

Tổng thống Nga cũng cho hay lúc đó Nga có thông tin cho biết các phần tử cực đoan Ukraine đang chuẩn bị tấn công khủng bố vào Crimea. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cũng so sánh tình hình ở Ukraine và Crimea lúc đó tương tự những gì xảy ra ở Nam Ossetia năm 2008 khiến Nga phải đưa quân vào bảo vệ người Nga và chính phủ ở đây.

Theo ông Putin, vấn đề là ở Crimea có hơn 20.000 lính Ukraine vũ trang hùng hậu. Ngoài ra Nga cũng chịu sự ràng buộc của các hiệp ước quốc tế là chỉ duy trì tối đa 20.000 quân tại các căn cứ ở Crimea, nên không cần đưa quân vào Crimea để thu hồi lãnh thổ này theo đề nghị của Hội đồng Liên bang.

Ông cũng nói thêm rằng do Nga chưa bao giờ bố trí đủ 20.000 quân ở Crimea nên không thể nói Nga vi phạm điều ước quốc tế.

Để giải giáp hơn 20.000 quân Ukraine, cần phải có các chuyên gia “không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng”, theo Tổng thống Nga.

"Vì vậy, tôi ra lệnh và chỉ thị cho Bộ Quốc phòng, ẩn dưới vỏ bọc của việc tăng cường bảo vệ các cơ sở quân sự của chúng tôi tại Crimea, để tung các lực lượng đặc biệt gồm tình báo quân đội (GRU), thủy quân lục chiến, lính dù vào Crimea”, Tổng thống Putin nói trong bộ phim Crimea, đường về nhà.

Lực lượng này sẽ khoác vỏ bọc “những người thân thiện”, theo ông Shoigu. Họ sẽ triển khai ở Crimea, chiếm lấy các cơ sở trọng yếu, giải giáp lính Ukraine và không được sử dụng vũ lực khi không cần thiết.

Thậm chí Nga còn tính đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Crimea lúc đó, như Tổng thống Putin nói trong bộ phim. “Chúng tôi đã sẵn sàng cho điều đó”, Tổng thống Nga nói, và cho biết lực lượng hạt nhân Nga lúc đó đang ở trong tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên Tổng thống Nga nhận định rằng không cần thiết phải sử dụng vũ khí hạt nhân, và trao đổi với các lãnh đạo nước ngoài rằng Crimea là lãnh thổ của Nga trong lịch sử, Nga không thể ném đi sinh mạng người dân mình ở lãnh thổ đó.

Và đến 7 giờ sáng 23.2.2014, chiến dịch thu hồi Crimea và việc giải cứu ông Yanukovych được thông qua.

Bốn ngày sau, ngày 27.2.2014, các tay súng “thân Nga” (thực ra là lực lượng đặc nhiệm Nga) chiếm lấy toà nhà Quốc hội ở Crimea cùng các cơ sở khác. Ngày 28.2.2014, các tay súng đeo mặt nạ, vũ trang hùng hậu đã đánh chiếm nhẹ nhàng hai sân bay ở Crimea. Hạm đội Ukraine ở Sevastopol tuyên bố giải giáp.


Các tay súng đeo mặt nạ này thực chất là lực lượng đặc nhiệm GRU, lính dù, thuỷ quân lục chiến Nga được triển khai vào Crimea tháng 2.2014 và đã giải giáp 20.000 lính Ukraine, thu hồi Crimea về Nga - Ảnh: Reuters


Lính Ukraine mang đồ cá nhân rời trụ sở Hải quân ở Sevastopol, Crimea ngày 19.3.2014 sau khi bị quân Nga chiếm giữ - Ảnh: Reuters


Bản đồ lãnh thổ Crimea, được giao cho Ukraine quản lý từ năm 1954 thời Liên Xô, và sáp nhập trở lại vào Nga từ tháng 3.2014

Ngày 1.3.2014, Quốc hội Nga chấp thuận đề nghị của Tổng thống Nga về việc Nga có quyền sử dụng vũ lực tại Ukraine.

Trước đó, một cuộc khảo sát ý kiến người dân ở Crimea cho thấy 75% muốn sáp nhập vào Nga. Đến ngày 16.3.2014, kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy 97% người dân bỏ phiếu tán thành sáp nhập Crimea vào Nga. Và ngày 18.3.2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là thành phần của Liên bang Nga.

Còn cựu tổng thống Viktor Yanukovych khi di chuyển trong nội địa Ukraine lúc đó thường xuyên nhận được liên lạc với lực lượng đặc nhiệm Nga, và khi đến Crimea ông đã được đưa sang Nga an toàn.

Trong bộ phim tài liệu Crimea, đường về nhà, khi được hỏi liệu ông sẽ hành động tương tự nếu tình hình năm ngoái lặp lại ở Crimea, Tổng thống Putin nói: "Vâng, tất nhiên!”.

Anh Sơn

>> Tổng thống Nga: Tên lửa bờ biển Bastion ở Crimea có thể thấy từ vũ trụ
>> Tàu ngầm Kilo Nga liên tiếp ra biển thử nghiệm
>> Nga huấn luyện sử dụng vũ khí dưới nước ở Bắc Cực
>> Không quân Anh khó địch nổi không quân Nga
>> Tổng thống Nga ra lệnh rút quân sát biên giới Ukraine
>> Ukraine tố cáo Nga đưa quân sang hỗ trợ phe nổi dậy
>> Tổng thống Putin ký hiệp ước sáp nhập Crimea, G-8 đình chỉ tư cách Nga
>> Ukraine: Chiếm sân bay ở Crimea, hạm đội Nga báo động ở biển Bắc
>> Quân Nga chiếm trụ sở Hải quân Ukraine ở Crimea
>> Nga sẽ xây cầu qua bán đảo Crimea

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.