Chiến hạm các nước ASEAN tụ họp tại Thái Lan

18/11/2017 13:19 GMT+7

Diễn tập đa phương Hải quân ASEAN (AMNEX) là sáng kiến của Hải quân Hoàng gia Thái lan, được đề xuất và đồng thuận tại Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 8 vào năm 2014 (ANCM).

AMNEX dự kiến tổ chức 3 năm một lần, luân phiên bởi Hải quân các nước ASEAN nhằm tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, qua đó tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi chuyên môn, nâng cao khả năng phối hợp, hiệp đồng trong giải quyết các vấn đề về an ninh hàng hải cũng như tăng cường hợp tác đa phương trong cộng đồng ASEAN ở tất cả các cấp độ.
AMNEX-1/2017 là cuộc diễn tập lần thứ nhất được tổ chức cùng với hội nghị ANCM lần thứ 11 và Lễ duyệt binh tàu quốc tế kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN tại Pattaya, Thái Lan.
CTV Báo Thanh Niên tham gia Đoàn công tác của Hải quân Việt Nam tham gia diễn tập, xin giới thiệu về các chiến hạm tham gia AMNEX-1/2017.
Hải quân Hoàng gia Thái Lan tham gia 2 tàu hộ vệ tên lửa: Tàu 421-Naresuan và Taksin. Các tàu này sử dụng pháo hạm, súng máy, tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm…
Tàu 421 - Naresuan
Tàu Takasin
Hải quân Việt Nam tham gia tàu hộ vệ tên lửa 012-Lý Thái Tổ, lớp Gepard 3.9. Đây là 1 trong những tàu hiện đại của Hải quân Việt Nam.
Hệ thống hỏa lực trên tàu Lý Thái Tổ - 012
Buồng hành trình của tàu 012
Hải quân Indonesia tham gia với tàu hộ vệ tên lửa 331-Martadinata, trọng tải 2.365 tấn, dài 105,11 m, rộng 14 m, mớn nước 3,75, vận tốc lớn nhất 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3.600 hải lý, quân số 80, vũ khí pháo hạm 76 ly. Vũ khí trên tàu gồm: Hệ thống phòng không tầm gần, hệ thống phòng thủ tên lửa đối không, hệ thống đối hải…
Tàu 311
Hải quân Hoàng gia Campuchia: Tàu tuần tra PC1142 do Hải quân quân giải phóng Trung Quốc tặng nhằm chống cướp biển và tuần tra bảo vệ vùng nước của Campuchia.
Tàu tuần tra PC1142
Hải quân Hoàng gia Brunei: Tàu tuần tra ven biển-09, lượng giãn nước 1.625 tấn, dài 80 m, rộng 13m, vận tốc 22 hải lý/giờ, tầm hoạt động 7.500 hải lý, hoạt động liên tục 21 ngày trên biển, thủy thủ đoàn 55 người.
Tàu tuần tra ven biển 09
Hải quân Philippines: Tàu vận tài đổ bộ 601-Davao del Sur, lượng giãn nước 7.200 tấn, sức chở 11.583 tấn, chiều dài 123 m, rộng 21,8 m, mớn nước 5 m, động cơ tổ hợp diezen, vận tốc 16 hải lý/giờ, tầm hoạt động 9.360 hải lý, liên tục 30 ngày. Chở 500 quân và các phương tiện và trang bị kèm theo.
Tàu hạ thủy ngày 17.1.2017 tại nhà máy đóng tàu PT PAL Indonesia và biên chế vào đội hình hải quân Philippines ngày 31.5.2017.
Tàu 601
Nghi thức treo quốc kỳ trên tàu hải quân Phillipines
Hải quân Singapore tham gia 3 tàu: Tàu 70-Steadfast, lượng giãn nước 3.200 tấn, chiều dài 114,8 m, chiều rộng 16,3 m, mớn nước nước 6 m, vận tốc lớn nhất 27 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.200 hải lý, thủy thủ đoàn 77 người, sản xuất tại nhà máy DCNS và ST Marine;
Tàu tuần tra 91-Valiannt Singapore, được thiết kế để nhằm tăng tính hiệu quả để tự động hóa, bằng cách tăng tự động hóa và điều khiển từ xa, trung tâm điều hành sẽ kết hợp buồng hành trình và trung tâm chỉ huy chiến đấu và vị trí điều khiển máy chính;
Và tàu huấn luyện 15-Independence.
Tàu 70
Tàu huấn luyện 15
Hải quân Malaysia tham gia tàu hộ vệ tên lửa 30-LEKIU, lượng giãn nước 2.400 tấn, dài 106 m, mớn nước 5,5 m. Vận tốc của tàu là 28 hải lý/ giờ và tàu được sản xuất tại Vương quốc Anh. Hệ thống vũ khí gồm: Pháo 57 ly và 30 ly, 16 quả tên lửa đối hải...
Tàu 30
Hải quân Myanmar tham gia tàu F12 Kyansittha được đánh giá là tàu chiến hiện đại nhất Hải quân Myanmar, tàu được trang bị pháo hạm bắn nhanh loại Oto Melara 76mm, 4 pháo bắn nhanh 30mm...
Tàu F12
Tàu 253 của hải quân Pakistan
Tàu P623 của hải quân Srilanka

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.