Bất chấp thị trường có nhiều điểm không thuận lợi (thuế chống bán phá giá tăng cao, đạo luật Farm Bill tại thị trường Mỹ...) xuất khẩu cá tra của Việt Nam vẫn đạt những kết quả khả quan trên.
Trong đó Trung Quốc, Hong Kong tăng trưởng mạnh nhất, cho thấy cán cân thị trường đã được dịch chuyển. Không còn phụ thuộc vào một thị trường nhất định là hướng đi của các doanh nghiệp thủy sản.
IDI bứt phá
Trong môi trường kinh doanh đầy khắc nghiệt đó, Công ty CP đầu tư và phát triển đa quốc gia IDI (mã chứng khoán IDI) đã thể hiện sự bứt phá mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2017 là năm ngành cá tra chỉ mới bắt đầu trở lại thời kỳ vàng son và IDI đã tạo cú nước rút để vươn lên nằm trong top những doanh nghiệp đầu ngành có hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Doanh số xuất khẩu của IDI đạt 102 triệu USD, tăng gần 63% so với năm 2016; lợi nhuận sau thuế gần 350 tỉ đồng. Trong đại hội cổ đông tới đây, IDI sẽ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2018 với doanh thu 6.500 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 580 tỉ đồng.
IDI là doanh nghiệp tiên phong mở cửa thị trường Trung Quốc từ những năm 2010 và là doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất tại Trung Quốc - Hong Kong, với 13,5% thị phần toàn thị trường. Giá trị xuất khẩu của IDI sang Trung Quốc - Hong Kong trong năm 2017 đạt gần 55 triệu USD, tăng hơn 60% so với năm 2016. Doanh số xuất khẩu của IDI qua các nước ASEAN cũng trên đà tăng trưởng mạnh mẽ: Thái Lan (tăng 230%), Singapore (tăng 70%), Philippines (tăng 31%), Malaysia (tăng 19%). Ngoài ra, một số nước châu Á khác cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng của IDI như Ấn Độ (tăng 700%), Đài Loan (tăng 54%). Hiện nay châu Á đang là thị trường lớn nhất của IDI với tỷ trọng tới hơn 64% doanh thu. Đây là thuận lợi rất lớn của IDI khi thị trường này được dự đoán là điểm sáng của ngành cá tra Việt Nam trong thời gian tới.
Ở khu vực Nam Mỹ, IDI đang chiếm thị phần lớn nhất tại Mexico với doanh số hơn 14 triệu USD tăng 44,5% so với 2016 và chiếm 13,5% thị phần. IDI cũng chiếm 12,2% thị phần ở Colombia và 4% thị phần ở Brazil.
Dù thị trường suy giảm, giá trị xuất khẩu cá tra của IDI qua châu Âu năm 2017 lại tăng hơn gấp đôi so với năm 2016, đạt hơn 5,6 triệu USD. Trong 2018, IDI dự kiến tiếp tục tiếp cận thêm các khách hàng tại một số nước tiềm năng như Hà Lan, Anh, Đức để tăng doanh số xuất khẩu qua châu Âu lên khoảng 10 triệu USD. Đối với Mỹ, hiện IDI chỉ xuất khẩu các sản phẩm không chịu thuế bán phá giá như cá nguyên con, cá cắt khúc nên không bị ảnh hưởng gì khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13), nâng mức thuế chống bán phá giá từ 2,39 USD/kg - 7,74 USD/kg đối với cá tra Việt Nam. Ban lãnh đạo của công ty đã khẳng định, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định cuối cùng của kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 (POR 13) cũng không ảnh hưởng đến kế hoạch tăng trưởng doanh thu của IDI.
Kịch bản thị trường
Nhìn chung, cơ cấu thị trường của IDI khá đa dạng và đạt mức tăng trưởng hết sức ấn tượng ở hầu hết các thị trường lớn, vượt xa mức tăng toàn ngành. Theo thông tin từ IDI, từ nhiều năm nay, công ty luôn áp dụng hình thức thanh toán an toàn (đặt cọc 20 - 30% trước khi sản xuất và phần còn lại trước khi giao hàng; hoặc LC) nên hoàn toàn không có nợ xấu cũng như rủi ro thanh toán với thị trường Trung Quốc nói riêng cũng như tất cả các thị trường khác nói chung.
Chiến lược sắp tới, công ty sẽ củng cố và phát triển các thị trường hiện tại cũng như tiếp tục tiếp cận các thị trường mới tiềm năng như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản.
Trong điều kiện chủ động được gần như 100% lượng nguyên liệu sản xuất kể cả chi phối nguồn cá giống với giá cả phù hợp cùng chiến lược phát triển thị trường linh hoạt, IDI với khát vọng trở thành “chiến mã” trên thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ có một năm tăng trưởng ngoạn mục cán mốc doanh thu 6.500 tỉ đồng, đóng góp quan trọng để đưa toàn ngành cá tra đạt kim ngạch 1,85 - 2,2 tỉ USD năm 2018.
Bình luận (0)