Chiến sự đến tối 10.3: Ukraine nói vô phương đánh chặn tên lửa bội siêu thanh Kinzhal

10/03/2023 19:50 GMT+7

Ukraine quyết định tiếp tục nỗ lực phòng thủ thành phố Bakhmut của Donetsk, sau khi quân đội của Tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận không thể đánh chặn tên lửa bội siêu thanh Kinzhal được Nga triển khai trong đợt tấn công gần nhất.

Chiến sự đến tối 10.3: Ukraine nói vô phương đánh chặn tên lửa bội siêu thanh Kinzhal - Ảnh 1.

Lính Nga tại một địa điểm chưa xác định, có thể ở Ukraine

CHỤP TỪ TASS


Ukraine quyết cố thủ Bakhmut

Tờ The Guardian hôm 10.3 dẫn lời một trợ lý của Tổng thống Zelensky cho biết quân đội nước này tiếp tục nỗ lực bảo vệ Bakhmut. Lý do là cuộc giao tranh ở đây được cho cầm giữ những đơn vị tinh nhuệ nhất của Nga và mang đến cơ hội gây tổn thất cho lực lượng này trước khi Ukraine tổ chức cuộc phản công vào mùa xuân.

Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW, Mỹ) nhận định các đơn vị lính đánh thuê Wagner đang áp dụng cái gọi là “sự gián đoạn chiến thuật” ở Bakhmut. Theo ISW, phía Wagner đang chờ lực lượng tiếp viện đến từ quân đội chính quy của Nga trước khi nhường lại mặt trận cho quân Nga.

Xem nhanh: Ngày 379 chiến dịch, Nga bắn nhiều tên lửa bội siêu thanh; tướng Ukraine quyền lực nhất là ai?

TASS dẫn nguồn tin quân sự cho biết Kyiv đang tăng cường sự hiện diện gần thành phố Bakhmut, cụ thể ở hướng tây bắc và tây nam.

Cùng ngày, Ukraine cập nhật tình hình sau khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã triển khai “đợt tấn công trả đũa quy mô lớn” nhằm vào cơ sở hạ tầng Ukraine sau khi vùng Bryansk của Nga, giáp Ukraine, trúng đòn tấn công khủng bố vào tuần trước.

Văn phòng Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine cho biết quân Nga đã phóng tổng cộng 95 quả tên lửa trong đợt tấn công vào rạng sáng 9.3 (giờ địa phương).

Chiến sự đến tối 10.3: Ukraine nói vô phương đánh chặn tên lửa bội siêu thanh Kinzhal - Ảnh 2.

Ukraine đang thúc giục NATO chuyển giao F-16

AFP/GETTY

Các hệ thống phòng không Ukraine bắn hạ 34 tên lửa, 4 máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất. Tuy nhiên, quân đội của chính quyền Kyiv không thể ngăn chặn tên lửa bội siêu thanh Kinzhal, với tổng cộng 6 quả tên lửa được khai hỏa.

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đợt tấn công mới nhất có sự tham gia của các dòng vũ khí tầm xa, bao gồm hệ thống tên lửa bội siêu thanh Kinzhal (tầm bắn hơn 2.000 km).

Nga phóng tên lửa Kinzhal; nhà máy điện hạt nhân Ukraine phải dùng nguồn điện khẩn cấp

Sau khi Nga tấn công trả đũa, Không quân Ukraine cũng triển khai các đợt bắn phá 13 căn cứ tạm thời của lực lượng Nga trên lãnh thổ Ukraine và một khu phức hợp tên lửa phòng không

Nga cảnh báo NATO về tiêm kích

Ngày 10.3, TASS dẫn lời ông Dmitry Polyansky, Phó thường trực Đại diện phái bộ Nga tại Liên Hiệp Quốc, cảnh báo việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chuyển giao tiêm kích cho Kyiv đồng nghĩa với việc khối quân sự can dự trực tiếp vào chiến sự Ukraine.

“Có nhiều dấu hiệu cho thấy phương Tây không sẵn sàng chấp nhận thực tế, và họ muốn leo thang tình hình với việc gửi thêm những dòng vũ khí mới”, ông Polyansky.

Tư lệnh Mỹ nói Nga mất 70 máy bay, Ukraine mất 60 máy bay kể từ đầu xung đột

“Giờ đây, họ quyết định giao xe tăng, vốn dĩ cũng sẽ chẳng thay đổi được tình thế trên chiến trường. Kế đến, một số người đề cập đến tiêm kích. Tôi chưa rõ liệu điều này có thật hay không, nhưng máy bay chiến đấu sẽ mang đến nhiều hàm ý, và có thể cho thấy NATO can dự trực tiếp vào cuộc xung đột, thông qua hoạt động bảo trì và các sân bay được sử dụng, vì hiện Ukraine không có nhiều sân bay phù hợp cho các dòng máy bay này”, nhà ngoại giao Nga bổ sung.

“Vậy thử tưởng tượng những máy bay đó xuất phát từ Ba Lan, tiến vào không phận Ukraine và quay lại Ba Lan để bảo trì. Liệu trong trường hợp Ba Lan có can dự không? Tôi nghĩ là có. Đó là sự can dự trực tiếp”, ông nhấn mạnh.

Chiến sự đến tối 10.3: Ukraine nói vô phương đánh chặn tên lửa bội siêu thanh Kinzhal - Ảnh 3.

Giáo hoàng Francis luôn muốn trở thành trung gian hòa giải cho chiến sự Ukraine-Nga

AFP

Giáo hoàng nói nhiều bên chịu trách nhiệm về chiến sự Ukraine

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình RSI (Thụy Sĩ), Giáo hoàng Francis nhận định rằng cuộc chiến ở Ukraine bị thúc đẩy bởi lợi ích của một số “đế chế”, chứ không chỉ riêng Nga.

Người đứng đầu Tòa Thánh bày tỏ sẵn lòng trao đổi với Tổng thống Vladimir Putin để tìm lối thoát cho sự bế tắc và mang đến hòa bình cho người dân Ukraine.

Nga có thể chiến đấu ở Ukraine thêm 2 năm nữa với cường độ hiện tại?

Vào năm ngoái, Giáo hoàng Francis dù lên án cuộc chiến của Nga tại Ukraine nhưng cũng cho rằng chiến sự nổ ra có thể là do Nga bị khiêu khích.

Theo giáo hoàng, nguyên nhân đằng sau cuộc chiến này vẫn chưa thể được giải thích rõ ràng. “Chúng ta không thấy được cả vở kịch diễn ra đằng sau cuộc chiến này”, giáo hoàng nói và cho rằng cuộc chiến “bằng cách nào đó đã bị khiêu khích hoặc không được ngăn chặn”.

Theo Giáo hoàng Francis, để giải quyết cuộc xung đột cần phải hiểu bản chất vấn đề, và cho rằng ngành công nghiệp vũ khí là một trong những yếu tố tạo động cơ cho cuộc chiến.

Cũng trong ngày 10.3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, bất chấp làn sóng thù địch ở Ukraine, vẫn còn có những tiếng nói ở nước này muốn hướng đến xây dựng quan hệ trong tương lai với Nga. 

Cô gái Ukraine miệt mài học lái ô tô, mong ngày đưa mẹ sang Ba Lan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.