Chiến sự đến tối 5.11: Nga nói đúng khi tố cáo Anh can dự vào Crimea?

05/11/2022 19:33 GMT+7

Trang tin Mỹ dẫn tài liệu rò rỉ cho thấy các đặc vụ tình báo quân sự Anh đang gầy dựng lực lượng bí mật cho Ukraine nhằm thực thi những vụ tấn công đối phó Nga ở Crimea và không loại trừ những nơi khác.

Phương Tây chuẩn bị chuyển giao 90 xe tăng T-90 cho Ukraine

reuters

Tìm ra “thủ phạm” bắn phá Crimea?

Theo trang tin Grayzone, do nhà báo Mỹ Max Blumenthal sáng lập, các đặc vụ Anh đã bí mật ký kết thỏa thuận với Văn phòng Cơ quan An ninh Ukraine (SSU) ở Odessa với mục tiêu thành lập đơn vị chuyên phá hoại các mục tiêu Nga ở Crimea.

Theo tài liệu, chương trình được thực hiện thông qua sự hợp tác chặt chẽ với SSU và có lẽ nhận được một phần nguồn quỹ từ Thị trưởng Andrey Sadovoy của Lviv và là người đứng đầu công ty truyền thông TRK Lux của Ukraine.

Xem nhanh: Ngày 254 chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine có diễn biến gì nóng?

“Kế hoạch của họ là tuyển mộ và huấn luyện đội quân bí mật được giao thực thi các nhiệm vụ phá hoại và theo dõi nhằm vào Crimea … chính xác là những cuộc tấn công diễn ra trong những tuần gần đây”, theo The Grayzone.

Trước đó, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Điện Kremlin, không ít lần cáo buộc Anh can dự vào vụ tấn công các tàu của Hạm đội Biển Đen Nga và đường ống Nord Stream thời gian qua.

Sau khi có thông tin trên, tờ The Guardian ngày 5.11 cho hay Bộ Quốc phòng Anh công bố video clip quảng bá việc quân đội nước này tổ chức huấn luyện cho các tân binh Ukraine.

Nga tiếp tục bí mật động viên?

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (trụ sở Washington D.C, Mỹ), có thông tin Nga tiếp tục thực hiện kế hoạch động viên theo chỉ đạo của Tổng thống Vladimir Putin, nhưng lần này thực hiện trong âm thầm.

Viện Mỹ nhận định, nếu có thật, có lẽ nỗ lực động viên từ cuối tháng 9 đã không cho phép Nga xây dựng lực lượng cần thiết tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tổng thống Vladimir Putin

afp

Một ngày trước, ông Putin cho biết Nga huy động được 318.000 quân, vượt 18.000 người so với mục tiêu ban đầu của lệnh động viên ban đầu.

Còn theo Bộ Quốc phòng Anh, Nga gặp khó khăn trong công tác huấn luyện 300.000 tân binh vì tổn thất nhân lực, bao gồm các sĩ quan kỳ cựu và sĩ quan huấn luyện, trên chiến trường Ukraine.

Lực lượng dự bị của Nga chuẩn bị trước khi ra trận

Iran lần đầu tiên thừa nhận chuyển giao UAV cho Nga

Cùng ngày, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian thừa nhận chính quyền Tehran đã chuyển giao một số lượng nhỏ các máy bay không người lái cho Nga. Thế nhưng, nhà ngoại giao khẳng định điều này diễn ra trước khi Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Ông bác bỏ các cáo buộc của phương Tây cho rằng Tehran sau đó vẫn tiếp tục cung cấp UAV cho Moscow.

“Trong số các cáo buộc từ những quốc gia Tây phương rằng Iran cung cấp tên lửa và UAV cho Nga nhằm phục vụ chiến sự Ukraine, phần tên lửa hoàn toàn sai”, IRNA dẫn lời ông Amirabdollahian. Ngoại trưởng Iran thừa nhận việc cung cấp UAV cho Nga, nhưng trước ngày 24.2.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine lên tiếng cảm ơn Hà Lan, CH Czech và Mỹ cung cấp 90 xe tăng T-72 cho quân đội nước này.

Mỹ công bố thêm 400 triệu USD viện trợ vũ khí, cam đoan tiếp tục hỗ trợ Ukraine

Khoảng 17 nước, trong đó có Slovenia, Slovakia, Đan Mạch, Đức và Tây Ban Nha, đã gửi trên dưới 500 máy phát điện cho chính quyền Kyiv trong nỗ lực cung cấp điện cho các khu vực bị Nga bắn phá cơ sở hạ tầng năng lượng.

Châu Âu đẩy mạnh mua vũ khí Mỹ

Nhờ xung đột kéo dài ở Ukraine, doanh số bán vũ khí quân sự của Mỹ ở châu Âu đang tăng vọt, Yahoo News đưa tin hôm 5.11.

Hơn một nửa chi tiêu quân sự của nhiều nước châu Âu trong thời gian gần đây đã được dồn cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ. Trong đó, Na Uy dành 83% cho các lô hàng mua từ Mỹ. Anh, Ý, và Hà Lan lần lượt chi 77%, 72% và 95% cho vũ khí do Mỹ sản xuất trong giai đoạn từ năm 2017 tới năm 2021, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đi ngang chiếc F-35 mua từ Mỹ trong một sự kiện ở Berlin hồi tháng 6


Tổng lượng vũ khí nhập khẩu của châu Âu đã tăng 19% trong giai đoạn 2017-2021 so với 5 năm trước đó. Và con số này vẫn chưa tính đến đợt mua vũ khí gần đây của châu Âu.

“Đây chắc chắn là mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”, Yahoo News dẫn lời ông Ian Bond, giám đốc chính sách đối ngoại tại Trung tâm Cải cách châu Âu, cho biết.

Xem thêm: Công nghiệp vũ khí Mỹ 'hốt bạc' ở châu Âu nhờ xung đột Ukraine

Trong một diễn biến liên quan, giới chức Ukraine đang ngày càng lo ngại viễn cảnh mất kết nối internet khi Mỹ và Anh không đồng ý trả phí cho dịch vụ Starlink của tỉ phú Elon Musk.

1.300 thiết bị internet Starlink tại Ukraine mất sóng vì vấn đề chi phí

CNN ngày 4.11 đưa tin khoảng 1.300 thiết bị đầu cuối cung cấp internet từ vệ tinh Starlink tại Ukraine đã đồng loạt mất kết nối vào tuần trước do nước này không trả phí internet.

Xem thêm: 1.300 thiết bị internet Starlink tại Ukraine mất sóng vì vấn đề chi phí

Xem thêm tình hình chiến sự Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.