Chiến sự ngày 393: Ukraine tập trung quân, Mỹ phản ứng sau cảnh báo của ông Putin

Văn Khoa
Văn Khoa
24/03/2023 06:53 GMT+7

Ông Yevgeny Prigozhin nói Ukraine tập hợp hơn 80.000 quân nhân xung quanh Bakhmut, trong khi Slovakia tuyên bố đã chuyển 4 chiến đấu cơ MiG-29 đầu tiên cho Ukraine.

Trong video được đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram ngày 23.3, ông Yevgeny Prigozhin, người sáng lập công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga, nói rằng các lực lượng vũ trang Ukraine đã tập hợp hơn 80.000 quân nhân xung quanh thành phố Bakhmut ở miền đông, theo Hãng tin TASS.

Ukraine chuẩn bị phản công khi Nga có dấu hiệu ‘chững lại’ tại Bakhmut

"Ukraine đã nhận được một số lượng rất lớn các thiết bị khác nhau của NATO, các loại xe bọc thép, xe tăng Leopard và lực lượng dự bị khoảng 200.000 người", ông Prigozhin khẳng định.

Chiến sự ngày 393: Ukraine tập trung quân, Mỹ phản ứng sau cảnh báo của ông Putin  - Ảnh 1.

Quân nhân Ukraine tiến về phía Bakhmut bằng xe chiến đấu bộ binh ngày 22.3

AFP

Trước đó, ông Prigozhin ngày 22.3 tuyên bố các lực lượng Nga đang kiểm soát khoảng 70% Bakhmut, nhưng phía Kyiv đang chuẩn bị một cuộc phản công quy mô lớn, theo TASS.

Trong khi đó, tư lệnh lực lượng lục quân của Ukraine Oleksandr Syrskyi ngày 23.3 nói rằng lính đánh thuê Wagner, lực lượng đang cố gắng kiểm soát Bakhmut trong trận chiến dài nhất và ác liệt nhất của cuộc xung đột cho đến nay, "đang mất đi sức mạnh đáng kể và cạn kiệt sức lực".

Xem nhanh: Ngày 392 chiến dịch, Nga giảm đà ở Bakhmut; Mỹ ủng hộ Ukraine có đạn uranium nghèo

"Chúng tôi sẽ sớm tận dụng cơ hội này, như chúng tôi đã làm trong quá khứ ở các khu vực gần Kyiv, Kharkiv, Balakliya và Kupiansk", ông cho biết trên kênh Telegram, liệt kê các cuộc phản công của Ukraine vào năm ngoái đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến, giành lại nhiều vùng.

Xem thêm: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bình luận gì về quyết định cố thủ Bakhmut của Ukraine?

Tổng thống Zelensky thăm Kherson

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm tỉnh Kherson ở miền nam vào ngày 23.3 và xem xét cơ sở hạ tầng bị hư hại do các cuộc tấn công của Nga, theo trang The Kyiv Independent dẫn thông báo từ Văn phòng Tổng thống Ukraine.

Trong số các điểm dừng chân của ông Zelensky có làng Posad-Pokrovske, nơi đã được lực lượng Ukraine giành lại quyền kiểm soát.

Chiến sự ngày 393: Ukraine tập trung quân, Mỹ phản ứng sau cảnh báo của ông Putin  - Ảnh 2.

Tổng thống Volodymyr Zelensky thăm một ngôi làng ở tỉnh Kherson ngày 23.3

Reuters

Trong chuyến thăm, Tổng thống Zelensky trấn an người dân địa phương rằng Kyiv sẽ cố gắng tái thiết trước mùa đông và ưu tiên khôi phục khả năng tiếp cận điện và nước uống.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 23.3 tuyên bố các lực lượng Nga đã loại bỏ 15 binh sĩ và một số thiết bị của lực lượng Ukraine ở tỉnh Kherson trong 22.3, theo TASS.

Tổng thống Zelensky thăm binh sĩ Ukraine gần tiền tuyến Bakhmut

Xem thêm: Mùa đông khó khăn của Kherson dưới làn đạn pháo Nga

Slovakia đã chuyển 4 chiến đấu cơ MiG-29 cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Slovakia ngày 23.3 thông báo Slovakia đã bàn giao 4 máy bay chiến đấu MiG-29 đầu tiên mà nước này cam kết tặng cho Ukraine và số máy bay còn lại sẽ được chuyển giao trong vài tuần tới, theo Reuters.

Trong tuần trước, Slovakia đã cùng với quốc gia thành viên NATO khác là Ba Lan tuyên bố sẽ chuyển máy bay MiG-29 cho Ukraine. Tổng cộng, Slovakia đã hứa tặng 13 chiếc máy bay MiG-29, do Liên Xô sản xuất, cho Ukraine.

Ngoài ra, MTV Uutiset ngày 23.3 đưa tin Phần Lan đã cam kết cung cấp thêm 3 xe tăng Leopard 2 từ kho vũ khí của mình cho Ukraine, nâng tổng số lên 6 chiếc, theo The Kyiv Independent.

Trong khi đó, Tổng thống CH Czech Petr Pavel ngày 22.3 nói rằng nước này đã làm mọi thứ có thể để giúp Ukraine trong cuộc xung đột Ukraine-Nga. Ông còn nói rằng CH Czech vẫn có khả năng sản xuất một số hệ thống phòng không và đạn dược mà Ukraine cần, nhưng "bị hạn chế do thiếu lực lượng lao động", theo Đài RT.

Ukraine nói tên lửa Kalibr của Hạm đội Biển Đen Nga bị phá hủy ở Crimea

Xem thêm: Chiến sự ngày 387: Ba Lan, Slovakia hứa gửi chiến đấu cơ cho Ukraine, Nga cảnh báo

Mỹ nói gì sau khi ông Putin cảnh báo về đạn uranium nghèo Ukraine sắp nhận?

Hôm 20.3, chính phủ Anh thông báo sẽ gửi kèm đạn pháo 120 mm có chứa uranium nghèo để sử dụng trên các xe tăng Challenger 2 mà nước này đã hứa cung cấp cho Ukraine, theo Reuters.

Đến ngày 22.3, Tổng thống Putin cảnh báo nếu Anh thực sự chuyển giao loại đạn trên, Nga sẽ bị đẩy vào tình thế phải có ứng phó. "Tập thể phương Tây đã bắt đầu sử dụng đến vũ khí có thành phần hạt nhân", chủ nhân Điện Kremlin nói.

Đáp lại, Ngoại trưởng Anh James Cleverly ngày 22.3 khẳng định không có chuyện leo thang hạt nhân. Sau đó cùng ngày, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby bác bỏ những chỉ trích của Nga về việc Anh thông báo gửi đạn xuyên giáp chứa uranium nghèo cho Ukraine, theo AFP.

Sau đó cùng ngày, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby bác bỏ những chỉ trích của Nga về việc Anh thông báo gửi đạn xuyên giáp chứa uranium nghèo cho Ukraine, theo AFP.

Hungary tuyên bố sẽ không thực thi lệnh bắt ông Putin của ICC

Xem thêm: Mỹ lên tiếng sau khi ông Putin cảnh báo về đạn uranium nghèo Ukraine sắp nhận

Hungary tuyên bố sẽ không thực thi lệnh bắt ông Putin của ICC

Vào ngày 17.3, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) công bố lệnh bắt Tổng thống Putin, động thái sẽ yêu cầu 123 quốc gia thành viên của tòa phải bắt giữ ông Putin nếu ông đặt chân lên lãnh thổ của họ, và chuyển nhà lãnh đạo tới trụ sở của tòa án ở The Hague để xét xử.

Hungary đã ký và phê chuẩn Quy chế Rome thành lập ICC. Khi được hỏi liệu ông Putin có bị bắt nếu đến Hungary hay không, chánh văn phòng của Thủ tướng Orban là ông Gergely Gulyas, nói trong một cuộc họp báo rằng Quy chế Rome chưa được đưa vào hệ thống pháp luật Hungary, theo Reuters.

"Chúng tôi có thể tham khảo luật pháp Hungary và dựa vào đó mà chúng tôi không thể bắt giữ Tổng thống Nga... vì quy chế của ICC chưa được ban hành ở Hungary", ông Gulyas giải thích. Ông cho biết thêm chính phủ Hungary "không có lập trường" về lệnh bắt giữ của ICC đối với ông Putin.

ICC không lay chuyển vì "những đe dọa" nổi lên sau khi phát lệnh bắt ông Putin

Xem thêm: Nga mở điều tra hình sự công tố viên, thẩm phán ICC sau lệnh bắt Tổng thống Putin

ICC lên tiếng về 'những lời de đọa' sau lệnh bắt Tổng thống Putin

Cơ quan điều hành Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) hôm 22.3 cho biết họ lấy làm tiếc về "những lời đe dọa" nhằm vào tòa án liên quan đến lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Các quốc gia thành viên, cơ quan tập hợp đại diện 123 quốc gia thành viên của ICC, cho biết đã có "những lời đe dọa nhằm vào Tòa án Hình sự Quốc tế cũng như các biện pháp được công bố chống lại công tố viên và thẩm phán của tòa".

"Văn phòng Chủ tịch Hội đồng lấy làm tiếc về những hành động cản trở các nỗ lực quốc tế nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình đối với các hành vi bị cấm theo luật pháp quốc tế chung", văn phòng trên nói trong một tuyên bố.

Hội đồng cũng "tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc của mình đối với Tòa án Hình sự Quốc tế", tuyên bố cho hay.

Thủ tướng Nhật Bản lần đầu đến Ukraine trong chuyến thăm bất ngờ

Xem thêm: Nam Phi nói gì khi ông Putin có thể sắp đến nước này sau lệnh bắt của ICC?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.