Bộ Quốc phòng Nga ngày 22.4 nói rằng lực lượng tấn công của Nga đã kiểm soát được thêm ba quận ở phía tây thành phố Bakhmut, miền đông Ukraine. Đến tối 22.4, chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine.
Các lực lượng Ukraine và Nga đã chiến đấu trong nhiều tháng qua để giành quyền kiểm soát Bakhmut và hai bên đều chịu tổn thất nặng.
Xem nhanh: Ngày 422 chiến dịch, Ukraine lập đội xe tăng NATO; Mỹ sợ mất công nghệ hạt nhân 'nhạy cảm'
Ukraine "sắp hết đạn phòng không"
Các binh sĩ Ukraine mới đây tiết lộ với tờ The Times rằng họ sắp hết đạn phòng không, trong khi quân đội Nga gần đây bắt đầu điều thêm trực thăng và máy bay để tấn công.
Các binh sĩ Ukraine còn nói với The Times rằng tình trạng thiếu đạn dược có thể giúp lực lượng Nga kiểm soát bầu trời. Những tài liệu của Lầu Năm Góc bị rò rỉ trực tuyến mới đây tiết lộ rằng Mỹ đánh giá Ukraine sẽ cạn kiệt tên lửa phòng không chủ lực trong tháng 5 nếu không nhận được thêm nhiều đạn dược một cách nhanh chóng.
Các lực lượng Nga đang cải thiện khả năng gây nhiễu của họ, sử dụng những hệ thống mà binh sĩ Ukraine tin rằng đến từ Trung Quốc trong thời gian gần đây, theo The Times. Đến tối 22.4 chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Trung Quốc.
Lính Ukraine phải gọi FaceTime sĩ quan phương Tây để học cách dùng vũ khí?
Xem thêm: Ukraine sẽ cạn tên lửa phòng không vào tháng 5?
Ukraine từng muốn tấn công lực lượng Nga tại Syria?
Tài liệu mật của tình báo Mỹ bị rò rỉ cho thấy Ukraine đã lên kế hoạch tấn công lực lượng Nga và nhóm lính đánh thuê Wagner tại Syria nhưng sau cùng quyết định không thực hiện. Thông tin mới được tờ The Washington Post khai thác từ tài liệu tuyệt mật của tình báo Mỹ bị rò rỉ lên mạng xã hội Discord.
Kế hoạch của Ukraine là bắt tay với Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), liên minh các nhóm vũ trang của người Kurd, để thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào lực lượng Nga và nhóm lính đánh thuê Wagner tại Syria, buộc Moscow phải giảm bớt lực lượng khỏi Ukraine để tái bố trí đến Syria.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau cùng cho hoãn kế hoạch, có thể do sức ép từ Mỹ, do Ukraine hạn chế nguồn lực về máy bay không người lái và cũng có thể do khả năng thành công của nhiệm vụ không cao.
Mỹ tung video chiến đấu cơ Su-35 Nga chặn đón F-16 trên bầu trời Syria
Xem thêm: NY Times: Tài liệu mật của Mỹ bị rò rỉ sớm hơn và rộng hơn
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gửi thông điệp cho ông Putin?
Phát biểu sau cuộc họp của Nhóm Liên lạc phòng thủ Ukraine tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức ngày 21.4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói rằng cuộc chiến của Nga tại Ukraine "không phải là kết quả của việc NATO mở rộng" mà là "nguyên nhân" của việc này, theo trang The Kyiv Independent.
Bộ trưởng Austin còn nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã "thực hiện một loạt tính toán sai lầm nghiêm trọng" khi ông ra lệnh tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022.
"Ông ấy nghĩ rằng Ukraine sẽ không dám đánh trả, nhưng Ukraine đang đứng vững với sự giúp đỡ của các đối tác. [Ông] Putin nghĩ rằng sự đoàn kết của chúng tôi sẽ rạn nứt, nhưng lựa chọn của Nga chỉ đưa chúng tôi xích lại gần nhau hơn", ông Austin phát biểu tại cuộc họp báo.
Phát biểu trước cuộc họp của Nhóm liên lạc phòng thủ Ukraine, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh rằng toàn bộ thành viên của khối đã nhất trí về tư cách thành viên của Ukraine, theo tờ The Guardian.
"Toàn bộ đồng minh NATO đã đồng ý rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên. Tổng thống (Volodymyr) Zelensky có kỳ vọng rất rõ ràng và chúng tôi đã thảo luận về việc này, cả vấn đề thành viên và các đảm bảo an ninh", ông Stoltenberg nói.
Mỹ nói xe tăng M1 Abrams tốt nhất thế giới, sắp huấn luyện Ukraine sử dụng
"Không ai có thể nói trước cuộc chiến này sẽ chấm dứt khi nào và như thế nào. Nhưng điều chúng tôi biết là khi nó chấm dứt, chúng tôi cần đảm bảo lịch sử không lặp lại", Tổng thư ký NATO nói thêm.
Trong khi đó, Hãng tin TASS sáng 22.4 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng những tuyên bố của NATO về khả năng Ukraine gia nhập khối quân sự này là “thiển cận và nguy hiểm, có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống an ninh châu Âu".
Trước đó, Điện Kremlin tuyên bố Nga sẽ tăng cường lực lượng gần biên giới Phần Lan sau khi quốc gia Bắc Âu này ngày 4.4 chính thức trở thành thành viên thứ 31 của NATO, đẩy biên giới trên bộ NATO-Nga tăng gấp đôi, lên hơn 2.500 km.
Xem thêm: Lãnh đạo NATO nói toàn bộ thành viên ủng hộ Ukraine gia nhập
Vì sao hơn 3.000 người phải sơ tán khỏi thành phố Nga giáp với Ukraine?
Hơn 3.000 người sẽ được sơ tán tại thành phố Belgorod của Nga, giáp với Ukraine, sau khi giới chức tìm thấy chất nổ.
Thông báo sơ tán số người nói trên do Thống đốc Vyacheslav Gladkov của tỉnh Belgorod cùng tên đưa ra hôm nay 22.4, theo Reuters.
Tiêm kích Su-34 Nga làm rơi bom gây nổ lớn khu dân cư sát biên giới Ukraine
Thống đốc Gladkov viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng các chuyên gia về chất nổ quân sự đã quyết định "vô hiệu hóa" chất nổ tại một bãi tập.
Xem thêm: Hơn 3.000 người phải sơ tán khỏi thành phố Nga giáp với Ukraine vì chất nổ
Nga trục xuất hơn 20 nhà ngoại giao Đức
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 22.4 nói rằng Moscow đang trục xuất hơn 20 nhà ngoại giao Đức, theo Reuters dẫn lại thông tin từ hãng thông tấn RIA Novosti.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Đức cho hay Berlin và Moscow đã liên lạc với nhau về các cơ quan đại diện tương ứng của họ trong vài tuần qua với mục đích giảm sự hiện diện tình báo của Nga tại Đức.
"Việc nhân viên đại sứ quán Nga rời đi hôm nay có liên quan đến việc này", vị quan chức Đức cho biết thêm. Bộ Ngoại giao Đức từ chối cho biết có bao nhiêu nhà ngoại giao Nga đã rời đi.
EU 'hết cách' mở rộng các biện pháp cấm vận Nga
Bình luận về việc Đức trục xuất, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Chúng tôi cực lực lên án những hành động này của Berlin, vốn tiếp tục phá hủy một cách rõ ràng toàn bộ mối quan hệ Nga-Đức".
Bộ Ngoại giao Nga còn nhấn mạnh việc trục xuất của Moscow là "có đi có lại" và Moscow sẽ hạn chế đáng kể số lượng nhân viên tối đa tại các cơ quan ngoại giao của Đức.
Mối quan hệ giữa Nga và Đức, quốc gia từng là khách hàng mua dầu khí lớn nhất của Nga, đã rạn nứt kể từ khi Moscow đưa lực lượng vũ trang sang Ukraine vào tháng 2.2022 và phương Tây đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt cũng như cung cấp vũ khí cho Kyiv, theo Reuters.
"Trại người Nga" ở Mali bị tấn công?
Những thành phần thánh chiến bị tình nghi tấn công một trại quân sự ở miền trung Mali trong ngày 22.4, theo AFP dẫn lời hai quan chức địa phương và một nguồn tin ngoại giao.
Chính quyền quân sự của Mali vào năm 2022 đã bắt đầu làm việc với "những người hướng dẫn" quân sự Nga, trong khi những người phản đối nói rằng đó là lính đánh thuê từ công ty quân sự tư nhân Nga Wagner.
"Hiện tại chúng tôi chưa có thiệt hại, tình hình vẫn còn hỗn loạn. Các chiến binh thánh chiến đã nhắm mục tiêu vào sân bay và trại của người Nga bên cạnh", một quan chức dân cử địa phương nói với AFP.
"Đó là trại của người Nga, ở gần sân bay và máy bay của họ đã bị nhắm mục tiêu", một quan chức địa phương khác khẳng định với AFP.
Mỹ cảnh báo Nga không tiếp cận "công nghệ hạt nhân nhạy cảm" trong nhà máy Zaporizhzhia
Hai quan chức quân đội Mali đã xác nhận vụ tấn công xảy ra ở thị trấn Sevare thuộc vùng Mopti. Đến tối 22.4 chưa có thông tin về phản ứng của Moscow và Wagner.
Xem thêm: Ông trùm Wagner bất ngờ kêu gọi Tổng thống Putin dừng chiến dịch ở Ukraine
Bình luận (0)