Chiến sự ngày 424: Ukraine tới tả ngạn sông Dnipro; Wagner muốn dừng tiến công

24/04/2023 05:30 GMT+7

Lực lượng Ukraine được cho là đã thiết lập vị trí ở tả ngạn sông Dnipro tại tỉnh Kherson ở miền nam. Trong khi đó, lực lượng Wagner của Nga muốn giữ vững tiền tuyến thay vì tiếp tục tiến lên, đề phòng cuộc phản công lớn của Ukraine.

Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) của Mỹ trích dẫn các blogger quân sự Nga cho biết quân đội Ukraine đã thiết lập các vị trí ở phía đông (tả ngạn) sông Dnipro, gần thành phố Kherson. Ukraine giành lại thành phố Kherson ở hữu ngạn sông Dnipro vào cuối năm ngoái và lực lượng Nga rút qua bờ bên kia.

Việc xâm nhập khu vực nói trên có thể là bước đầu tiên hướng tới nỗ lực đánh bật quân Nga khỏi các vị trí mà họ đang sử dụng để pháo kích và bắn vào Kherson. Các cuộc tấn công qua bên kia sông cũng có thể báo hiệu cuộc phản công mùa xuân đã được dự kiến của Ukraine.

Ukraine tới tả ngạn sông Dnipro; Wagner muốn dừng tiến công

Phát ngôn viên Natalia Humenyuk của quân đội Ukraine từ chối bình luận về thông tin lực lượng đã thiết lập vị trí ở bên kia sông Dnipro. Bà nói rằng chiến dịch quân sự cần được giữ bí mật và sẽ công bố thông tin khi được phép, theo CNN.

Chiến sự ngày 424: Ukraine tiến sang tả ngạn sông Dnipro; Wagner muốn dừng tiến công - Ảnh 1.

Pháo binh Ukraine gần Bakhmut ngày 22.4

AFP

Giới chức chính quyền và quân đội Ukraine trong vài tháng qua tuyên bố sẽ tấn công giành lại miền nam khi điều kiện sẵn sàng.

Phía Nga cũng chưa bình luận gì về thông tin nói trên. 

Trong một diễn biến khác, trang The Kyiv Independent ngày 23.4 đưa tin rằng ông Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga, đang kêu gọi Moscow tập trung vào việc giữ vững các tiền tuyến hiện tại, thay vì tìm cách tiến lên giành quyền kiểm soát thêm.

Ukraine tuyên bố hệ thống phòng không Patriot 'tiên tiến nhất' của Mỹ bắt đầu trực chiến đối phó Nga

Ông Prigozhin không phải muốn Nga kết thúc chiến sự và đàm phán với Ukraine như một số nguồn tin Nga và phương Tây tiết lộ, mà đề xuất của ông nhằm đề phòng cuộc phản công mà Kyiv đang chuẩn bị.

Mỹ không cấp visa cho phóng viên, Nga tuyên bố sẽ 'không quên'

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 23.4 cho biết Mỹ đã không cấp visa (thị thực) cho các nhà báo tháp tùng Ngoại trưởng Sergei Lavrov đến New York để dự cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nga tiếp nhận vị trí chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong tháng 4. Trong thời gian này, Ngoại trưởng Lavrov sẽ chủ trì các cuộc họp, sắp tới là ngày 24 và 25.4.

"Chúng tôi sẽ không quên, không tha thứ cho việc này. Nước tự nhận mình là mạnh nhất, thông minh nhất, tự do nhất và công bằng nhất đã phát hoảng và thực hiện một điều ngớ ngẩn", ông Lavrov nói.

Mỹ cảnh báo Nga không tiếp cận "công nghệ hạt nhân nhạy cảm" trong nhà máy Zaporizhzhia

Hãng TASS dẫn lời các nhà báo Nga cho biết đại sứ quán Mỹ tại Moscow vẫn chưa trả hộ chiếu lại cho họ. Một nguồn ngoại giao Nga cảnh báo rằng các nhà báo Mỹ cũng có thể sẽ phải đối diện với động thái tương tự từ Nga sau vụ việc lần này. Trong khi đó, nghị sĩ Leonid Slutsky, Chủ tịch Ủy ban quốc tế của Duma Quốc gia (hạ viện Nga) tuyên bố vụ việc này là lý do để dời trụ sở Liên Hiệp Quốc sang một nước khác.

Phía Mỹ chưa bình luận gì về vụ việc.

Đại sứ Trung Quốc gây tranh cãi vì phát ngôn

Estonia, Latvia và Lithuania (Litva) đã yêu cầu lời giải thích từ Bắc Kinh, sau khi một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đặt câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia từng thuộc Liên Xô.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài TF1 của Pháp phát sóng ngày 21.4, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã cho rằng các nước cộng hòa nằm trong Liên Xô cũ "không có tư cách, tư cách có hiệu lực trong luật pháp quốc tế, bởi vì không có thỏa thuận quốc tế nào để cụ thể hóa tư cách quốc gia có chủ quyền của họ".

EU 'hết cách' mở rộng các biện pháp cấm vận Nga

Trong cùng một cuộc phỏng vấn, Đại sứ Lư đã trả lời quanh co khi được hỏi liệu Crimea có phải là một phần của Ukraine hay không. "Điều đó phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận vấn đề", ông Lư nói. Khi bị nhà báo Darius Rochebin của đài TF1 tiếp tục vặn hỏi, đại sứ Trung Quốc nói vấn đề "không đơn giản như vậy" và Crimea "ngay từ đầu đã thuộc về Nga".

Ukraine, một nước cũng từng thuộc Liên Xô, cũng đã phản ứng về phát ngôn của đại sứ Trung Quốc. Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhaylo Podolyak nói rằng tư cách của các nước từng thuộc Liên Xô "được ấn định trong luật quốc tế". "Thật lạ lùng khi nghe một phiên bản vô lý về 'lịch sử của Crimea' từ đại diện của một nước quá thận trọng về lịch sử hàng ngàn năm của họ", ông Podolyak nói, ám chỉ Trung Quốc.

Cao ủy phụ trách đối ngoại Josep Borrell của Liên minh châu Âu (EU) ngày 23.4 cho rằng bình luận của đại sứ Lư là "không thể chấp nhận" và EU mong đó không phải là chính sách chính thức của Trung Quốc, theo AFP.

Lãnh đạo NATO nói toàn bộ thành viên ủng hộ Ukraine gia nhập

Tổng thống Brazil bảo vệ quan điểm về Ukraine

Hãng tin Reuters ngày 23.4 đưa tin Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nói ông không muốn "làm hài lòng bất kỳ ai" khi đưa ra quan điểm về xung đột Nga-Ukraine. Trước đó, ông bị phương Tây chỉ trích vì cho rằng Kyiv cũng phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.