Chiến sự tối 26.6: Rộ tin đồn hòa đàm Ukraine sẽ diễn ra vào tháng sau?

Khánh Như
Khánh Như
26/06/2023 19:40 GMT+7

Trong khi có những dự đoán cho rằng Ukraine sẽ tận dụng tình hình hiện tại ở Nga để đẩy mạnh phản công, các bên cho biết cục diện chiến trường không có nhiều thay đổi lớn.

Đài RT ngày 26.6 dẫn báo cáo từ đài truyền hình ARD của Đức cho hay một cuộc họp quốc tế không chính thức nhằm thảo luận về cách chấm dứt xung đột Ukraine đã diễn ra tại Copenhagen (Đan Mạch) ngày 23.6, và các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine có thể bắt đầu vào đầu tháng tới.

Theo ARD, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan là một trong số các quan chức có mặt tại Copenhagen và mục tiêu chính của cuộc thảo luận là để đảm bảo sự hỗ trợ của các quốc gia "trung lập" như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đối với Ukraine.

Đàm phán giải quyết xung đột Nga-Ukraine sẽ bắt đầu vào tháng 7?

Tuy nhiên, Reuters cho hay phiên họp trên chỉ là một cuộc thảo luận không chính thức, cũng như không có kết quả cụ thể hoặc thông cáo chung nào được đưa ra. Các bên không bình luận về thông tin của ARD.

Hai bên liên tục tấn công

Ngày 26.6, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân đội nước này đã giành lại quyền kiểm soát một phần lãnh thổ dọc theo tiền tuyến phía nam, song tình hình trên chiến trường ở đó không có nhiều thay đổi, hãng Reuters đưa tin.

Chiến sự tối 26.6: Rộ tin đồn hòa đàm Ukraine sẽ diễn ra vào tháng sau? - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine ở tỉnh Zaporizhzhia ngày 15.6

REUTERS

Bà Maliar thông tin thêm rằng trong tuần qua, đã có khoảng 250 cuộc giao tranh quyết liệt diễn ra dọc theo phần phía đông của chiến tuyến, bao gồm các thành phố Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Maryinka (tỉnh Donetsk). Theo bà, chỉ trong 7 ngày, Nga đã tung ra 6.457 đợt tấn công ở mặt trận phía đông, dù vậy, họ vẫn không thể đẩy lùi lực lượng của Ukraine.

Anh giúp huấn luyện hơn 17.000 tân binh Ukraine

Trong khi đó, báo cáo mới nhất về tình hình chiến dịch quân sự từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay lực lượng Ukraine tiếp tục tấn công ở các tỉnh Donetsk và Zaporizhzhia trong tuần qua. Bộ này cho biết các cuộc tấn công của Ukraine đã bị đẩy lùi, trong đó có tới khoảng 800 binh sĩ thiệt mạng trong ngày 25.5. Nhiều thiết giáp và khí tài quân sự phương Tây gửi Ukraine cũng bị phá hủy.

Tình hình Bakhmut 

Hãng thông tấn RIA Novosti hôm 26.6 dẫn thông tin từ lực lượng vũ trang Nga cho hay Ukraine không tận dụng tình hình mâu thuẫn giữa thủ lĩnh nhóm quân sự Wagner Yevgeny Prigozhin và Bộ Quốc phòng Nga để phản công giành lại TP.Bakhmut (tỉnh Donetsk).

Trong khi đó, TASS dẫn lại nhận định của tờ The New York Times cho rằng Ukraine "không thể" tận dụng tình thế hiện tại để phản công ở Bakhmut vì dường như Nga không để lộ lỗ hổng phòng thủ nào. TASS tiếp tục dẫn thông tin từ ông Denis Pushilin, lãnh đạo phe ly khai thân Nga tại Donetsk, cho hay dù tình hình ở 2 bên sườn Bakhmut vẫn còn căng thẳng, các lực lượng Nga vẫn kiểm soát được thế trận.

Tổng thống Putin nói chiến dịch tại Ukraine là 'ưu tiên một', chú trọng tăng vũ khí

Ông Pushilin nói rằng các quân nhân Ukraine thường xuyên thăm dò vị trí của các đơn vị Nga ở 2 bên sườn, song bất thành.

Ngược lại với các thông tin trên, hãng thông tấn Ukrinform dẫn báo cáo từ Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết tại Bakhmut, Kyiv đã tiến thêm 600 - 1.000 mét so với ngày trước đó. Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, trong tuần qua, quân đội nước này tiến hành cả các hoạt động phòng thủ và tấn công ở khu vực và đã thành công về mặt chiến thuật.

NATO theo dõi sát sao

Cuộc điều tra vụ án hình sự chống lại thủ lĩnh Prigozhin của nhóm Wagner, với cáo buộc kích động nổi loạn, vẫn chưa kết thúc. TASS dẫn nguồn tin từ Văn phòng Tổng công tố Nga cho biết các cuộc điều tra vẫn đang được Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) tiến hành.

Chiến sự tối 26.6: Rộ tin đồn hòa đàm Ukraine sẽ diễn ra vào tháng sau? - Ảnh 2.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo tại Brussels hồi tháng 11.2022

REUTERS

Phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm Lithuania, ông Stoltenberg nói thêm rằng NATO đang theo dõi tình hình ở Belarus và một lần nữa chỉ trích việc Moscow tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở đó.

Israel tiết lộ lý do không cung cấp vũ khí cho Ukraine

"Chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng NATO vẫn cảnh giác", Tổng thư ký Stoltenberg nói và khẳng định khả năng răn đe của liên minh đủ mạnh để giữ an toàn cho người dân trong một "thế giới dần nguy hiểm hơn". Đồng thời, Tổng thư ký NATO cũng lặp cam kết của liên minh đối với việc duy trì viện trợ cho Ukraine.

Ông Stoltenberg đến Lithuania để dự một cuộc tập trận nhằm kiểm tra khả năng của nhóm chiến đấu NATO do Đức dẫn đầu. Các cuộc diễn tập được thực hiện để chuẩn bị cho kịch bản căng thẳng giữa NATO và Nga leo thang và nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột tiềm tàng giữa 2 bên.

Trước đó vào ngày 16.6, Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận Nga đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus, và các bên sẽ hoàn thành việc chuyển giao vào cuối mùa hè hoặc cuối năm nay. Theo ông Putin, đây là một lời nhắc nhở rằng phương Tây không thể gây ra một thất bại chiến lược đối với Moscow.

Bộ trưởng Reznikov: Cuộc phản công chính của Ukraine vẫn chưa bắt đầu

EU tăng viện trợ cho Ukraine

Reuters đưa tin Liên minh châu Âu (EU) hôm nay 26.6 đã đồng ý tăng giới hạn của Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF) mà khối này dùng để hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Theo đó, các bên thống nhất nâng mức trần lên hơn 12 tỉ euro (308,5 nghìn tỉ đồng), cao hơn 3,5 tỉ euro so với mức áp dụng trước đó.

Tuần trước, Cao ủy phụ trách đối ngoại Josep Borrell đã yêu cầu các chính phủ thành viên nâng mức trần tài chính đối với EPF. Theo ông, điều này sẽ đảm bảo "EU có đủ kinh phí để tiếp tục hỗ trợ quân sự cụ thể cho lực lượng vũ trang của các đối tác của chúng tôi".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.