Chiến sự tối 28.2: Bakhmut căng thẳng, Nga cố siết vòng vây

28/02/2023 18:14 GMT+7

Nga và Ukraine vẫn đang giằng co ở Bakhmut, mặt trận ác liệt nhất trong nhiều tháng qua. Giành được thành phố sẽ là chiến lợi phẩm quan trọng đối với Moscow.

Tình hình căng thẳng ở Bakhmut

Các lực lượng Nga đang cố gắng khép vòng vây quanh thành phố Bakhmut ở miền đông Ukraine, giữa lúc mưa và băng tan đầu xuân đã khiến mặt đất trở nên lầy lội, có thể ngăn cản bước tiến giành thế chủ động của cả hai bên, theo Reuters.

Xem nhanh: Ngày 369 chiến dịch, Nga siết vòng vây Bakhmut, Ukraine nói chiến thuật tên lửa thay đổi

Ngày 28.2, các lực lượng Nga, bao gồm cả lính đánh thuê từ Tập đoàn Wagner, cố gắng cắt đứt đường tiếp tế của quân đội Ukraine tới thành phố và buộc họ phải đầu hàng hoặc rút lui. Hãng thông tấn RIA của Nga đã công bố một video clip cho thấy các máy bay chiến đấu Su-25 của Nga gầm rú trên bầu trời Bakhmut.

Chiến sự tối 28.2: Bakhmut căng thẳng, Nga cố siết vòng vây - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine bên cạnh một xe chiến đấu bộ binh ở gần Bakhmut hôm 25.2

REUTERS

Một ngày trước đó, Moscow tuyên bố đã phá hủy một kho đạn dược của Ukraine gần Bakhmut và bắn hạ tên lửa do Mỹ sản xuất cũng như máy bay không người lái của Ukraine.

"Trong một ngày qua, các binh sĩ của chúng tôi đã đẩy lùi hơn 60 cuộc tấn công của kẻ thù", quân đội Ukraine cho biết vào đầu ngày 28.2, đề cập đến Bakhmut và các khu vực lân cận ở miền đông đất nước. Thông báo cũng cho hay lực lượng Ukraine đã đẩy lùi Nga ở các làng Yadhidne và Berkhivka, trên hướng tiếp cận Bakhmut về phía bắc.

Nga cố khép vòng vây Bakhmut, tổng thống Ukraine muốn phương Tây ngừng "cấm kị chiến đấu cơ"

Tư lệnh lực lượng bộ binh Ukraine, thượng tướng Oleksandr Syrskyi, cùng ngày cho biết tình hình xung quanh Bakhmut là "cực kỳ căng thẳng".

Trong phát biểu vào tối 27.2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết tình hình xung quanh Bakhmut ngày càng khó khăn, nói rằng các lực lượng Nga đang "liên tục phá hủy mọi thứ có thể được sử dụng để bảo vệ các vị trí củng cố lực lượng và phòng thủ của chúng ta". Ông cũng kêu gọi các nước phương Tây dỡ bỏ "cấm kị hàng không" để cung cấp chiến đấu cơ tiên tiến cho Kyiv.

Nga sẵn sàng đàm phán nhưng sẽ không từ bỏ các khu vực đã sáp nhập

Điện Kremlin ngày 28.2 nhắc lại quan điểm rằng Nga sẵn sàng đối thoại để chấm dứt xung đột ở Ukraine, nhưng các cuộc đàm phán như vậy không thể phớt lờ "thực tế mới về lãnh thổ".

Ukraine nói Nga chưa từ bỏ ý định tấn công hệ thống năng lượng

Theo Reuters, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Nga sẽ không bao giờ từ bỏ yêu sách của mình đối với 4 khu vực của Ukraine mà Moscow tuyên bố sáp nhập vào năm ngoái. Việc này diễn ra sau các cuộc trưng cầu dân ý mà Kyiv và phương Tây lên án là giả mạo và bất hợp pháp.

Đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga đã bị đình trệ nhiều tháng nay. Kyiv kiên định với lập trường rằng Nga phải rút toàn bộ quân khỏi lãnh thổ Ukraine, bao gồm Crimea.

Nga cáo buộc Mỹ chuẩn bị khiêu khích bằng "chất độc hóa học" ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga ngày 28.2 cho biết Mỹ đang lên kế hoạch khiêu khích ở Ukraine bằng cách sử dụng chất độc hóa học. Bộ này dẫn lời cựu đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan nói rằng "quân đội Nga có kế hoạch sử dụng vũ khí hóa học tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt".

Người Đức biểu tình phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraine

"Chúng tôi coi thông tin này là ý định của Mỹ và đồng bọn trong việc thực hiện một hành động khiêu khích ở Ukraine bằng cách sử dụng chất độc hóa học", ông Igor Kirillov, chỉ huy lực lượng phòng thủ bức xạ, hóa học và sinh học của lực lượng vũ trang Nga cho biết trong một cuộc họp báo, theo Reuters.

Ông cũng tuyên bố Nga "sẽ xác định và trừng phạt thủ phạm thực sự". Mỹ chưa lập tức bình luận về cáo buộc này.

Nga vẫn muốn phá hạ tầng năng lượng Ukraine?

Trong báo cáo ngày 27.2, Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Nga vẫn chưa từ bỏ ý định phá hủy hệ thống hạ tầng năng lượng của Ukraine, theo trang The Kyiv Independent. Ngoài lưới điện, Ukraine nói Nga cũng muốn phá hủy các cơ sở nhiên liệu và năng lượng để ngăn chặn nguồn cung cấp các sản phẩm xăng dầu của Ukraine.

Tổng thống Putin kêu gọi doanh nghiệp Nga 'đừng ngửa tay xin tiền' phương Tây

Từ tháng 10.2022, Nga liên tục tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, gây tàn phá nghiêm trọng hệ thống năng lượng và khiến nhiều người thiệt mạng. Tính đến cuối tháng 2, tình hình đã trở nên ổn định hơn, theo hãng điều hành lưới điện quốc doanh Ukraine Ukrenergo.

Bộ trưởng tài chính Mỹ thăm Kyiv

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trở thành quan chức cấp cao mới nhất của phương Tây ghé thăm Kyiv hôm 27.2, cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine cũng như cô lập Nga sau cuộc gặp với ông Zelensky và các quan chức khác.

Anh, Pháp, Đức đề xuất thỏa thuận phòng thủ giữa NATO và Ukraine

Bà Yellen thông báo việc chuyển cho Ukraine 1,25 tỉ USD đầu tiên từ gói hỗ trợ kinh tế và ngân sách mới nhất trị giá 9,9 tỉ USD của Washington, đồng thời đến thăm một trường học nơi lương giáo viên được chi trả hoàn toàn bằng ngân sách của Mỹ. Bà cũng ủng hộ việc hoàn tất một chương trình về tài chính cho Ukraine với Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào cuối tháng 3.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.