Chiến sự Ukraine ngày 374: Tâm điểm chiến lược tập trung vào Donetsk

Khánh An
Khánh An
05/03/2023 05:20 GMT+7

Các quan chức, tướng lĩnh Nga và Ukraine đều đích thân đến Donetsk để khích lệ tinh thần binh sĩ giữa giao tranh khốc liệt.

Chiến sự Ukraine ngày 374: tâm điểm chiến lược tập trung vào Donetsk  - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa về phía lực lượng Nga ở Donetsk

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN

Đài BBC ngày 4.3 dẫn lời Phó thị trưởng Oleksandr Marchenko của Bakhmut cho biết giao tranh xảy ra trên các đường phố nhưng sức chống trả quyết liệt của lực lượng Ukraine khiến quân Nga vẫn chưa thể kiểm soát được thành phố chiến lược này.

Xem nhanh: Chiến dịch Nga ngày 373, số phận Bakhmut sắp ngã ngũ; tướng Ukraine nói về trận đánh quyết định

Trong lúc tình hình đang nguy hiểm cho Bakhmut, chuẩn tướng Viktor Khorenko, Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Ukraine, hôm 4.3 đã đến thành phố. Sau khi thị sát tình hình thực địa, tướng Khorenko lên tiếng khen ngợi "các đơn vị của Lực lượng Đặc nhiệm Ukraine tham gia nỗ lực cố thủ Bakhmut rõ ràng đã hoàn thành nhiệm vụ của họ".

Trước đó một ngày, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư lệnh Lực lượng Bộ binh Ukraine đến Bakhmut. Sự xuất hiện của hai vị chỉ huy diễn ra vào thời điểm có thông tin chính quyền Kyiv đang chi viện lực lượng tinh nhuệ cho thành phố.

Cũng trong ngày 4.3, hãng TASS đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vừa thị sát một đồn chỉ huy của một đơn vị thuộc tiểu đoàn Vostok ở phía nam Donetsk.

Tại đồn chỉ huy, ông Shoigu đã nghe báo cáo từ thượng tướng Rustam Muradov, tư lệnh Quân khu miền Đông, và các sĩ quan tham mưu về những diễn biến hiện nay và hành động của các binh sĩ, theo Bộ Quốc phòng Nga.

Trong chuyến đi, ông Shoigu tập trung vào việc tổ chức công tác hỗ trợ cho các binh sĩ, bao gồm điều kiện nơi ở an toàn, cũng như thị sát công tác của các đơn vị quân y và hậu cần.

Ông đã cảm ơn những binh sĩ hoàn thành nhiệm vụ tại vùng chiến dịch quân sự đặc biệt về sự dũng cảm và trao thưởng cho họ.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga bất ngờ đến thăm các binh sĩ ở Donetsk

Theo Bộ Quốc phòng Nga, Bộ trưởng Shoigu cũng đã chủ trì một cuộc họp với các cấp phó của mình tại Moscow, tập trung vào việc tiếp tục cung cấp vũ khí và đạn dược cho các binh sĩ.

Xem thêm: Bộ trưởng Quốc phòng Nga bất ngờ đến thăm các binh sĩ ở Donetsk

Hai bên thiệt hại nặng

Theo Sputnik ngày 4.3 dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng nước này đã khiến phía Ukraine tổn thất thêm 150 binh sĩ và 1 giàn phóng rốc két Grad ở hướng thành phố Lyman thuộc vùng Donetsk.

Thông cáo cho biết lực lượng Nga tiếp tục tiến lên ở hướng Donetsk, nơi phía Ukraine tổn thất tổng cộng gần 500 binh sĩ.

Ở hướng Kherson, phía Ukraine còn tổn thất lên đến 70 binh sĩ và một khẩu pháo M777 do Mỹ sản xuất. Ukraine còn tổn thất 90 binh sĩ ở khu vực Kupiansk và 80 binh sĩ, 1 xe tăng và 2 khẩu pháo D-20 ở khu vực phía nam Donetsk và Zaporizhzhia, bên cạnh một số thiệt hại khác.

Tướng tình báo Ukraine dự báo gì về "trận đánh cuối cùng" trước Nga?

Cùng ngày, báo Kyiv Independent dẫn thông tin từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho hay phía Nga tổn thất tổng cộng 152.190 binh sĩ kể từ đầu chiến sự.

Ngoài ra, Nga còn tổn thất 3.409 xe tăng, 6.683 xe chiến đấu bọc thép, 5.289 xe cộ khác, 2.414 khẩu pháo, 487 khẩu pháo phóng loạt, 247 hệ thống phòng không, 302 máy bay, 289 trực thăng, 2.066 UAV và 18 tàu thuyền.

Trong khi đó, tướng Christopher Cavoli chỉ huy lực lượng NATO ở châu Âu cho rằng Nga có thể đã tổn thất hơn 200.000 binh sĩ kể từ đầu chiến sự.

Nga và Ukraine chưa bình luận về những con số do các bên khác đưa ra.

Trong một diễn biến khác, tờ Rehinische Post đưa tin hãng Rheinmetall của Đức đang trao đổi với phía Ukraine về việc xây dựng một nhà máy xe tăng trị giá 200 triệu euro trên lãnh thổ Ukraine.

Theo đó, nhà máy sẽ có thể sản xuất đến 400 xe tăng Panther hằng năm và hệ thống phòng không sẽ đảm bảo an ninh cho nhà máy.

Tài phiệt cảnh báo Nga có thể hết tiền trong năm 2024

Cảnh báo đối với Nga

Nhà tài phiệt Nga Oleg Deripaska cảnh báo nước này có thể lâm vào tình trạng cạn kiệt tiền mặt sớm nhất là vào năm tới và nhanh chóng cần nguồn đầu tư nước ngoài.

"Năm tới sẽ không còn tiền, chúng ta cần các nhà đầu tư nước ngoài", Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Deripaska phát biểu tại hội nghị kinh tế ở Siberia hôm 2.3.

Lời cảnh báo của tỉ phú hoàn toàn ngược lại với viễn cảnh tích cực của nền kinh tế trong bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin vào tuần trước. Lúc đó, chủ nhân Điện Kremlin ca ngợi sự bền bỉ của nền kinh tế Nga bất chấp phải đối mặt tình trạng bao vây cấm vận từ phương Tây trong hơn một năm qua.

RT dẫn ước tính sơ bộ của chính phủ Nga cho thấy sản lượng kinh tế nước này sụt giảm 2,1% trong năm 2022, tức ít hơn so với tính toán trước đó của nhiều nhà kinh tế học.

Nga đang phát triển chiến lược hạt nhân mới để đối phó Mỹ?

Xem thêm: Tài phiệt cảnh báo Nga có thể hết tiền trong năm 2024

Mỹ, Đức nhất trí kéo dài cấm vận Nga

Trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden và nhà lãnh đạo Đức nhất trí sẵn sàng tiếp tục chính sách cấm vận đối với Nga cho đến khi nào vẫn còn cần phải sử dụng những biện pháp này.

Hai ông Biden và Scholz "thảo luận những nỗ lực đang triển khai nhằm cung cấp sự hỗ trợ về an ninh, nhân đạo, kinh tế và chính trị cho Ukraine, cũng như tầm quan trọng của việc duy trì sự đoàn kết toàn cầu với người dân Ukraine", theo Reuters.

Trong một diễn biến khác, TASS dẫn lời thư ký báo chí Đại sứ quán Nga ở Washington Igor Girenko chỉ trích rằng các lệnh cấm vận của Mỹ đưa ra ngày 3.3 đối với 6 công dân Nga đang làm việc trong hệ thống tư pháp là sự can thiệp vào chuyện nội bộ.

"Thay vì giơ gậy cấm vận, đã đến lúc giới chức Mỹ thực tế và chú ý đến tình hình trong nước mình", nhà ngoại giao Nga phát biểu.

"Mắt thần trên không" A-50 của Nga vẫn lành lặn sau trận tập kích sân bay Belarus?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.