Cơ quan tình báo quân sự Ukraine thông báo đơn vị đặc biệt mang tên "Nhóm 13" của họ đã tấn công tàu tuần tra Sergey Kotov thuộc Hạm đội biển Đen của Nga tại địa điểm gần eo biển Kerch. Eo biển này ngăn cách bán đảo Crimea với vùng Krasnodar của Nga, cũng như kết nối biển Đen và biển Azov.
Vụ tấn công khiến con tàu trị giá 65 triệu USD bị hư hại và "giờ đã nằm dưới đáy biển", phát ngôn viên hải quân Ukraine Dmytro Pletenchuk nói trên truyền hình, cho biết thêm rằng có thể còn một chiếc trực thăng trên boong tàu, theo Reuters.
Nga chưa chính thức bình luận trong khi một số blogger quân sự của nước này đã xác nhận thông tin.
Không quân Ukraine hiện có nhiều máy bay hơn khi xung đột bắt đầu?
Từ khi xung đột xảy ra vào tháng 2.2022, Nga đã bị mất nhiều chiến hạm, đáng chú ý nhất là soái hạm Moskva của Hạm đội biển Đen.
Trong một diễn biến khác, Không quân Ukraine ngày 5.3 thông báo đã phá hủy 18/22 máy bay không người lái (UAV) mà Nga phóng đến.
Pháp kêu gọi đồng minh không nên hèn nhát
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 5.3 nói rằng đã đến lúc các đồng minh của Ukraine thể hiện sự ủng hộ đối với nước này, tuyên bố rằng châu Âu đang đến gần thời điểm cần phải không được "hèn nhát", theo AFP.
Trước đó, ông hứng chịu sự phản ứng từ nhiều đồng minh phương Tây sau khi gợi ý đưa quân đến Ukraine. Trong chuyến thăm thủ đô Prague của Cộng hòa Czech ngày 5.3, Tổng thống Macron vẫn giữ quan điểm và cho rằng một "bước nhảy chiến lược" là điều cần thiết.
Các quan chức Pháp trước đó đã giải thích rằng ý kiến của ông Macron chỉ nhằm thúc đẩy sự thảo luận và những điều được bàn bạc liên quan là đưa các binh sĩ đến nhưng không tham gia chiến đấu trực tiếp, mà chỉ nhằm rà phá bom mìn, bảo vệ biên giới hay huấn luyện lực lượng Ukraine.
Đức, Nga khẩu chiến sau vụ rò rỉ thảo luận cung cấp tên lửa cho Ukraine
Cũng trong ngày 5.3, ông Macron nhấn mạnh sự ủng hộ cho kế hoạch của Czech về việc hỗ trợ tài chính để mua hàng trăm ngàn quả đạn pháo từ các nước thứ ba cho Ukraine. Ông không nói rõ Pháp sẽ đóng góp bao nhiêu.
Hồi tháng 2, Hà Lan nói sẽ góp 100 triệu euro cho sáng kiến của Czech trong khi Czech được cho là đã dự tính con số cần thiết là 1,5 tỉ USD.
ICC ra lệnh bắt hai tướng Nga
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) có trụ sở tại The Hague (Hà Lan) ra lệnh bắt giữ trung tướng Sergei Ivanovich Kobylash và đô đốc Viktor Kinolayevich Sokolov của Nga với cáo buộc đã chỉ huy các cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu dân sự của Ukraine, cụ thể là cơ sở hạ tầng điện, ít nhất từ ngày 10.10.2022 đến ngày 9.3.2023. Ông Kobylash là chỉ huy lực lượng bay tầm xa của Lực lượng Không gian vũ trụ Nga trong khi ông Sokolov là chỉ huy Hạm đội biển Đen.
Nga chưa lập tức bình luận. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky viết trên mạng xã hội X rằng ông hoan nghênh quyết định của ICC. "Mọi chỉ huy Nga ra lệnh tấn công dân thường và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine phải biết rằng công lý sẽ được thực thi. Mọi kẻ gây ra những tội ác như vậy phải biết rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm", nhà lãnh đạo tuyên bố. Cố vấn Mykhailo Podolyak của ông Zelensky gọi hành động của ICC là "cực kỳ biểu tượng", cho thấy rằng Nga sẽ không thể tránh khỏi trách nhiệm liên quan.
ICC ra lệnh bắt hai tướng Nga vì cáo buộc tấn công tại Ukraine
Nga ngại đưa xe tăng T-14 sang Ukraine vì đắt đỏ
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn RIA ngày 4.3, Tổng giám đốc tập đoàn quốc phòng nhà nước Nga Rostec, ông Sergey Chemezov cho biết xe tăng T-14 Armata là loại tiên tiến và có năng lực hơn bất kỳ xe tăng nào khác của Nga. Tuy nhiên, ông thừa nhận dòng xe tăng này quá đắt đỏ để có thể được triển khai trên chiến trường Ukraine.
Theo ước tính, T-14 Armata có giá từ 5-9 triệu USD, đắt hơn nhiều so với các dòng T-90, T-80 và T-72, những loại đều đã được triển khai tại Ukraine.
Nga tăng cường lực lượng đối phó NATO
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 5.3 nói rằng Moscow đã tăng cường lực lượng quân sự tại miền tây và miền bắc để đối phó việc NATO xây dựng lực lượng gần Nga, theo Reuters.
"Trước bối cảnh sự xây dựng lực lượng có tiềm năng quân sự của NATO gần các biên giới Nga, việc mở rộng liên minh thông qua kết nạp Phần Lan và trong tương lai là Thụy Điển, chúng ta đã có những bước nhằm tăng cường các nhóm binh sĩ tại các hướng chiến lược tây bắc và tây", ông Shoigu nói với các tướng lĩnh hàng đầu của Nga.
Trong tuần này, NATO tiến hành cuộc tập trận với hơn 20.000 binh sĩ tại Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển. Liên minh cũng đã kết nạp Phần Lan và sắp tới là Thụy Điển.
Albania mở lại căn cứ không quân để đón các tiêm kích NATO
Tổng thống Hungary Tamas Sulyok ngày 5.3 đã ký ban hành luật phê chuẩn việc kết nạp Thụy Điển vào NATO. Quyết định kết nạp thành viên mới phải có sự đồng ý của toàn bộ thành viên NATO. Hungary là rào cản cuối cùng cho nỗ lực của Thụy Điển nhưng vướng mắc đã được tháo gỡ sau thỏa thuận của hai nước gần đây.
Mặt khác, Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) ngày 5.3 công bố kế hoạch tăng cường năng lực sản xuất vũ khí của khối. Cụ thể, ủy ban đề xuất chi 1,5 tỉ euro cho các nước cùng mua sắm vũ khí từ các công ty của châu Âu và khuyến khích ngành này gia tăng năng suất, phát triển công nghệ mới.
Bình luận (0)