Phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ chiều 22.10 về tái cơ cấu nền kinh tế, kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020, ĐB Vũ Thị Lưu Mai, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết đến tối 21.10 mới nhận được tập phụ lục rất dày kèm theo báo cáo của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Trước đó, tại báo cáo được trình ra Quốc hội ngày 20.10, Chính phủ dự kiến tổng mức vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 là 2 triệu tỉ đồng, bao gồm cả 260 nghìn tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, trong đó ngân sách T.Ư là 1,12 triệu tỉ đồng, đáp ứng khoảng 50% so với nhu cầu đầu tư.
Liên quan trực tiếp đến kế hoạch đầu tư công trung hạn của Hà Nội, ĐB Mai cho biết căn cứ pháp lý điều chỉnh vốn đầu tư của Hà Nội là luật Ngân sách nhà nước, luật Thủ đô và Nghị định của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, ĐB này cho biết đã "hụt hẫng" khi biết tổng mức đầu tư Chính phủ dự kiến cho Hà Nội giai đoạn tiếp theo chỉ được 1.900 tỉ đầu tư vốn TPCP. Nguồn vốn này được cấp cho 4 dự án gồm : dự án nâng cấp đê sông Hồng và các dự án cải tạo bệnh viện K, Trung tâm ung bướu thuộc bệnh E và bệnh viện Nhiệt đới.
Ngoài nguồn vốn TPCP, ĐB Mai cho biết vốn từ ngân sách T.Ư cho Hà Nội cũng chỉ được hơn 48.000 tỉ đồng, nguồn vốn nước ngoài gần 49.000 tỉ. “Đây là mức rất thấp so với nhu cầu của Hà Nội”, ĐB Mai nói, và đề nghị trong quá trình rà soát, Chính phủ cần xem xét mức đầu tư tối thiểu “hợp lý” để có thêm nguồn lực cho phát triển thủ đô.
Ngoài nguồn vốn TPCP, ĐB Mai cho biết vốn từ ngân sách T.Ư cho Hà Nội cũng chỉ được hơn 48.000 tỉ đồng, nguồn vốn nước ngoài gần 49.000 tỉ. “Đây là mức rất thấp so với nhu cầu của Hà Nội”, ĐB Mai nói, và đề nghị trong quá trình rà soát, Chính phủ cần xem xét mức đầu tư tối thiểu “hợp lý” để có thêm nguồn lực cho phát triển thủ đô.
Nhiều doanh nghiệp T.Ư chây ỳ thuế với Hà Nội
Chia sẻ quan điểm này, ĐB Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội cho rằng Quốc hội cần thực hiện đúng luật Thủ đô với các vấn đề liên quan đến các dự án trực tiếp của Hà Nội. Theo ĐB Bích Ngọc, luật Thủ đô đã quy định rõ vì vị trí của mình Hà Nội phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Bà Ngọc cho biết hiện nay mức độ đô thị hoá của Hà Nội đang diễn ra rất nhanh. “Tốc độ người đến Hà Nội cũng tăng rất nhanh, trung bình mỗi năm có thêm khoảng 200 nghìn người đến Hà Nội, do đó yêu cầu đô thị hoá, yêu cầu hạ tầng rất cao”, bà Ngọc cho biết
ĐB Bích Ngọc cho biết luật Thủ đô quy định những công trình trên địa bàn do Hà Nội phụ trách nếu ngân sách Hà Nội không đảm bảo được thì TƯ phải xem xét hỗ trợ. Hà Nội đã có báo cáo, rà soát 35 công trình có ý nghĩa quan trọng về hạ tầng xã hội, kĩ thuật của thủ đô, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết Bộ Chính trị về xây dựng thủ đô.
“35 công trình này đã được Hà Nội đã xem xét báo cáo TƯ với tổng mức đầu tư 118 nghìn tỉ đồng. Nếu cấp thế này thì Hà Nội chỉ được khoảng 9 nghìn tỉ đồng chưa kể tỉ lệ điều tiết”, ĐB Ngọc nói.
Về dự toán 2017, bà Ngọc cho biết Hà Nội đề xuất 6.000 tỉ nhưng hiện nay theo phương án của T.Ư thì Hà Nội chỉ được hơn 2.000 tỉ, trong đó có phần chuyển tiếp các công trình. Mức vốn này sẽ không đáp ứng được yêu cầu của Hà Nội”, bà Ngọc cho hay.
Theo ĐB Bích Ngọc, Hà Nội không thể gánh vác được hết nhiệm vụ này với ngân sách của mình và đề nghị cần có đề xuất phù hợp hơn. Phó bí thư Thành ủy Hà Nội cũng trình bày thêm cho biết trong số hơn 70.000 tỉ tổng số nợ thuế phí của cả nước thì Hà Nội chiếm tới hơn 23.000 tỉ đồng. Trong số các doanh nghiệp nợ thuế của Hà Nội có một số doanh nghiệp của T.Ư. “Đề nghị Quốc hội có giám sát chỉ đạo các bộ ngành thực hiện công bằng trong nộp ngân sách, các sắc thuế”, ĐB Ngọc nói.
tin liên quan
Hà Nội hỗn loạn trật tự xây dựng3 năm nay, TP.Hà Nội đều triển khai 'Năm văn minh đô thị', nhằm siết chặt kỷ cương quản lý đô thị, trong đó có trật tự xây dựng, nhưng tình trạng vi phạm vẫn diễn ra tràn lan.
ĐB Khánh đề nghị Hà Nội đặc biệt quan tâm đề nghị T.Ư có ngân sách xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy và sông Tô Lịch. “Đây là vấn đề sống còn. Nếu không xử lý thì Nam Định, Hà Nam sẽ hứng trọn hậu quả. Nếu khó khăn Chính phủ phải báo cáo Quốc hội quyết định”, ĐB Khánh nói.
Bình luận (0)