'Thầy cúng' ...chạy sô

08/02/2016 09:00 GMT+7

Ông Văn nói: 'Tháng cuối năm thì hay được nhờ cúng giùm lắm. Nào là cúng tất niên, cúng rước, rồi qua năm thì cúng tạ. Mới 29 Tết mà đã có mấy cái đặt hàng nhờ cúng tạ mùng 3, mùng 4 Tết rồi'.

Ông Văn nói: 'Tháng cuối năm thì hay được nhờ cúng giùm lắm. Nào là cúng tất niên, cúng rước, rồi qua năm thì cúng tạ. Mới 29 Tết mà đã có mấy cái đặt hàng nhờ cúng tạ mùng 3, mùng 4 Tết rồi'.
 

Chuyện cúng bái có ý nghĩa tâm linh lớn trong truyền thống người Việt - Ảnh minh họa: Xuân PhươngChuyện cúng bái có ý nghĩa tâm linh lớn trong truyền thống người Việt - Ảnh minh họa: Xuân Phương
Những người như ông Văn rành chuyện lễ nghi cúng bái. Thành thử, dịp Tết, họ cũng “chạy sô” nhiều nơi để...  cúng.
5 “sô” mỗi ngày
Sáng 29 tết, gia đình anh Nguyễn Thọ (nhà ở Bình Thanh Tây, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cúng rước. Thế nhưng việc bày biện đồ lễ cúng anh Thọ không rành. Anh Thọ vội gọi người chú ruột (tên Văn) đến nhà cúng giùm.
Ông Văn nói vui cho biết, năm nào cũng vậy, mỗi dịp cuối năm là thời điểm mà ông “chạy sô” nhiều nhất. “Giờ tôi cúng nhà thằng Thọ đây, rồi 9 giờ lại nhà chú Sáu, 10 giờ qua nhà thằng Anh xóm trên cúng giùm. Chiều nay cũng có hai đứa gần nhà nhờ cúng nữa”, ông Văn kể.
Những người biết chuyện cúng bái như ông Văn nhiều, nhưng những người chẳng biết đến việc trọng đại và có ý nghĩa tâm linh lớn trong truyền thống người Việt nhiều hơn, thế nên những người như ông Văn thường được nhờ đỡ.
Còn ông Văn thì chia sẻ thêm ông chủ yếu chỉ cúng giùm cho gia đình con, cháu hoặc họ hàng trong nhà chứ ít khi cúng giùm cho người không bà con.
Chờ đợi để “rước thầy”
Câu chuyện “cúng giùm” có nhiều điều thú vị. Như ông Vũ Toàn (ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) kể: “10 giờ cúng cho gia đình đứa cháu trong nhà. Đang cúng thì điện thoại réo, hóa ra có đứa cháu khác gọi điện cúng. Vừa cúng xong thì có người hàng xóm qua nhà cúng giùm nữa. Vậy là “gần trước xa sau”, đang cúng nhà hàng xóm thì đứa cháu chạy xe qua, ngồi đợi, chờ tôi cúng xong chở đến tận nhà nó. Sau khi thực hiện đầy đủ nghi lễ thì lại nó chở lại về nhà”.
Hay ông Văn kể chuyện có lần vừa cúng xong nhà của con ruột. Tiệc lên mâm, chuẩn bị ăn thì có người chạy xe đến năn nỉ ỉ ôi: “Hôm nay nhà cháu cúng mà cháu không biết cúng, nhờ chú qua cúng giùm liền”. Nghe vậy ông Văn thấy tội, rồi chẳng kịp ăn rồi leo lên xe đi.
Ông Văn cũng bảo thêm: “Tháng cuối năm thì hay được nhờ cúng giùm lắm. Nào là cúng tất niên, cúng rước, rồi qua năm thì cúng tạ. Ngày 29 Tết mà đã có mấy cái “đặt hàng” nhờ cúng tạ mùng 3, mùng 4 Tết rồi”.
Ông Toàn thì kể: “Chỉ là cúng giúp thôi chứ công cáng hay tiền bạc gì đâu. Cúng xong đôi khi ở lại ngồi ăn cùng gia đình”.
“Trước kia tôi cũng chẳng biết chuyện cúng bái là gì. Nhưng rồi chăm chú theo dõi người già họ cúng như thế nào, đọc những quyển sách về thờ cúng và lễ bái nên rồi cúng được, dần rồi quen. Nói chung cũng khó, nhưng nếu tìm tòi, chú ý học hỏi thì cũng sẽ làm được thôi”, anh Trần Thạnh (xã Bình Long, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.