Chợ Bình Tây là ngôi chợ cổ xưa, được xây dựng vào năm 1928 do một người Hoa gốc Triều Châu tên là Quách Đàm bỏ tiền xây dựng. Chợ được thiết kế theo lối kiến trúc Trung Hoa, theo hình bát quái, gồm 12 cổng (cả phụ và chính), bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ ngơi, nhìn 4 con rồng đang phun nước xuống hồ và 4 con kỳ lân giữ cửa.
Tuy nhiên, theo thời gian chợ bắt đầu xuống cấp một cách nghiêm trọng. Trong nhiều hạng mục chính của chợ đang dần mục nát như: hệ thống cột xà, mái ngói và tường bị nứt toác.
Theo ghi nhận, khu vực mái của chợ bị mục gần như hoàn toàn. Nhiều thanh xà đã vỡ ra làm trơ nhiều khung sắt mục nát.
Tại cổng số 8, nơi bán đồ xi nhôm có nhiều mái ngói lủng lỗ chỗ, nếu mưa xuống có thể dột bất cứ lúc nào. Ở một số nơi, ban quản lý chợ phải dùng lưới để tránh tình trạng ngói đá rơi từ trên cao trúng người phía đưới.
Nhiều tiểu thương ở đây phải dùng bạt che chắn, trong khu vực ki ốt của mình. Khi mưa lớn nước tràn vào nơi buôn bán của tiểu thương khiến đồ vật bị hư hỏng.
Ngôi chợ này đã tồn tại từ năm 1930 của thế kỷ trước
|
Chợ được thiết kế theo lối kiến trúc Trung Hoa, theo hình bát quái, gồm 12 cổng (cả phụ và chính)
|
Tại cổng số 8 mái ngói bị hư hỏng loang lỗ nhiều chỗ
|
Tại khu vực lầu, nhiều tiểu thương than liên tục bị nước dột từ trần
|
Các thanh xà bị bong tróc lộ rõ sắt thép bên trong
|
Nhiều khe rãnh bị nước ứ đọng đóng rong rêu
|
Trong nhiều hạng mục chính của chợ đang dần mục nát như: hệ thống cột xà, mái ngói, tường bị nứt toác
|
Do có nhiều mảnh vỡ thường xuyên rơi xuống, ban quản lý chợ đã dùng lưới để che chắn lại
|
Phía trên khu vực mái ngói phải dùng xi măng trám tạm bợ
|
Các tiểu thương phản ánh mỗi khi mưa nước từ mái ngói tạt vào khu vực buôn bán
|
Các tiểu thương ở khu vực phía ngoài phải dùng bạt che chắn tránh nước mưa
|
Tiểu thương ở khu mứt chế biến Tân Hồng Phát cho biết: “Khổ nhất là mỗi lần trời mưa nước dột từ trên rớt xuống rất khổ sở, tôi phải lấy bạt che hàng lại chứ không sẽ ướt, không bán được. Có khi nước rơi vào phải bỏ cả hàng luôn. Nhưng sợ nhất là khi ngói rớt xuống trúng đầu”.
Một tiểu thương khác ở sạp 464, khu đồ xi và nhôm nói: “Ở đây ngói tróc lên hết rồi, trời mưa là nước tạt từ trên lầu xuống dưới đất. Có khi mưa lớn nước chảy từ cầu thang xuống, làm chúng tôi dọn đồ không kịp. Rồi còn nước cống bị xì lên đen xì thúi dữ lắm”.
Vào năm ngoái, Thanh Niên cũng đã tứng phản ánh vấn đề xuống cấp nghiêm trọng của chợ Bình Tây. Khi đó, ông Phạm Ngọc Trung, Phó Ban quản lý chợ cho biết: “Năm 2014, Trung tâm bảo tồn di tích có văn bản yêu cầu làm hồ sơ đề nghị công nhận di tích và chúng tôi cũng đã hoàn thành theo các yêu cầu để được xếp hạng di tích phần nhà lồng chợ, còn phần hạng mục xây dựng sau này, không nằm trong khu vực sẽ được bảo tồn thì vẫn tiến hành sửa chữa bình thường”.
Tuy nhiên, hiện nay ngôi chợ này đang tiếp tục xuống cấp và rất cần các cơ quan quản lý sớm có giải pháp vừa cứu được một ngôi chợ biểu tượng khu chợ Lớn, vừa giúp bà con tiểu thương ổn định việc kinh doanh.
Bình luận (0)