Người bán nhiều hơn người mua; tiểu thương và nhân viên ngồi chơi, bấm điện thoại; sạp đóng cửa rao bán, sang nhượng. Đây là là tình cảnh tại chợ An Đông (quận 5, TPHCM) - nơi được xem là chợ bỏ sỉ quần áo lớn hàng đầu khu vực phía nam. Các tiểu thương nơi này thời gian qua đã phải than trời vì ế ầm.
Tình trạng mãi lực giảm không chỉ xảy tại các chợ đầu mối, các chợ bán sỉ mà cả nhiều chợ truyền thông khác trên địa bàn TP.HCM.
Chợ truyền thống ế ẩm, Sở Công thương TP.HCM tính chuyện ‘giải cứu’
Chợ truyền thống vẫn sẽ còn tồn tại
Tại buổi họp báo kinh tế - xã hội ngày 23.11.2023, đại diện Sở Công thương TP.HCM đã lý giải nguyên nhân và đưa ra những giải pháp trước tình hình mãi lực tại các chợ truyền thống giảm sút.
Theo bà Trần Như Quỳnh - Phó trưởng phòng Quản lý thương mại (thuộc Sở Công Thương TP.HCM), hiện nay nhu cầu tiêu dùng của người dân có sự thay đổi, xu hướng kinh doanh online phát triển mạnh cùng với đó là tình trạng buôn bán tự phát xung quanh các chợ là những nguyên nhân ảnh hưởng đến kinh doanh của chợ truyền thống.
Trong thời gian qua, Sở Công Thương đã phối hợp với UBND thành phố Thủ Đức và UBND các quận, huyện đề ra nhiều giải pháp để nâng cao mãi lực của các chợ truyền thống. Tuy nhiên với những khó khăn hiện nay thì Sở đang đánh giá hiệu quả hoạt động của chợ truyền thống để có những giải pháp, mô hình phù hợp.
Bà Trần Như Quỳnh nhấn mạnh: "Chúng tôi nhận định chợ truyền thống vẫn sẽ còn tồn tại. Thời gian tới chúng tôi sẽ có những giải pháp đề xuất cùng với việc nghiên cứu đề án phát triển hệ thống chợ trên địa bàn TP.HCM".
Xem nhanh 12h ngày 24.11: Thời sự toàn cảnh
Chuyển đổi công năng các chợ không hiệu quả
Trước mắt, Sở Công Thương đang phối hợp với các quận huyện, thành phố Thủ Đức đánh giá lại tính hiệu quả của chợ truyền thống để có phương án sắp xếp, bố trí lại thương nhân.
"Đối với các chợ hoạt động không hiệu quả, chúng tôi sẽ tính tới phương án chuyển đổi công năng. Trong nội bộ các chợ có thể tính tới chuyện gom ngành hàng. Việc sắp xếp hiệu quả các chợ thì quận huyện sẽ tính toán và sẽ lên phương án cụ thể", bà Trần Như Quỳnh thông tin.
Ngoài ra, dự kiến, Sở Công thương sẽ hướng dẫn tiểu thương nhân kinh doanh hàng hóa qua mua bán trực tuyến. Cụ thể là tổ chức lớp bồi dưỡng tiểu thương quảng bá sản phẩm qua thương mại điện tử, đa dạng cách tiếp cận thanh toán để người dân dễ dàng mua sắm.
Bên cạnh đó, Sở sẽ khảo sát nhu cầu của thương nhân để giúp họ tiếp cận nguồn hàng chất lượng cũng như giảm kinh phí để từ đó giảm giá sản phẩm.
Ngoài ra, Sở Công Thương đề xuất các UBND thành phố Thủ Đức, UBND các quận huyện phối hợp giảm tình trạng kinh doanh tự phát tại các chợ. Qua đó góp phần gia tăng mãi lực cho các chợ, nhất là trong giai đoạn cuối năm như hiện nay.
Vì đâu chợ truyền thống, trung tâm thương mại ở TP.HCM bỗng hẩm hiu và vắng khách - Video tư liệu
Bình luận (0)