|
Thứ nhất, quyền lực của Nghị viện châu Âu (EP) hiện tăng thêm đáng kể so với EC. Thứ hai, ông Juncker có được vị thế cao hơn so với người tiền nhiệm trong tương quan quyền lực với chính phủ các quốc gia thành viên. Cũng bởi thế nên gần như không ai dám chắc đội ngũ nhân sự trong bộ máy mới sẽ hoạt động tốt hơn và đạt được nhiều thành công hơn so với ủy ban trước đó.
Chổi mới thật đấy nhưng điều đó không đảm bảo rằng chổi mới sẽ quét sạch hơn. Lý do trước hết là cơ cấu tổ chức bộ máy mới phức tạp và cồng kềnh hơn so với trước. Ông Juncker đã cải cách EC thành hai đẳng cấp cao ủy và tạo nên một tầng lãnh đạo trung gian mới giữa bản thân mình và các cao ủy thành viên của EC. Lý do ở chỗ sự bố trí nhân sự EC là quyết định của các quốc gia thành viên và sự phê chuẩn danh sách nhân sự là quyết định của các phe cánh trong EP. Ông Juncker tuy tập trung được quyền lực nhưng không có nghĩa muốn làm gì thì làm.
Lý do khác nữa là di sản từ ủy ban tiền nhiệm giống như gánh nặng nhiều hơn là thuận lợi. Đó đều là những thách thức lớn đối với đội ngũ mới: kinh tế tăng trưởng khó khăn, khủng hoảng ở Ukraine, trắc trở trong quan hệ với Nga, khu vực mậu dịch tự do với Mỹ... Cho nên lại phải hạ hồi mới biết chổi mới có quét sạch hơn hay không.
Thảo Nguyên
>> Đức ủng hộ sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do VN - EU
>> Thuế suất 90 mặt hàng vào EU sẽ bằng 0%
>> EU áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga
>> Philippines muốn EU giúp đỡ trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc
Bình luận (0)