Marabe kể khi bị lấp đất lên thân thể, một nạn nhân đã thống thiết gọi “mẹ ơi, mẹ ơi” nhưng chẳng được ai cứu cả.
Chuyện xảy ra tại khu vực Tari ở vùng cao nguyên nam bộ của quốc gia nằm ở tây nam Thái Bình Dương này.
Và đây chẳng phải là chuyện đơn lẻ. Nhiều dân làng kể chuyện chôn sống những người có AIDS đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, chủ yếu vì gánh nặng phải chăm sóc, vì sợ lây bệnh hoặc vì mê tín dị đoan.
Một số nguồn tin khác còn cho hay nhiều bệnh nhânAIDS thì bị quăng xuống sông hoặc bị để cho đói đến chết.
Tại nhiều nơi trên quốc gia này, người dân nghe những thông tin rất sai lệch về HIV/AIDS trong khi PNG đang đứng trước một trận đại dịch tồi tệ với tốc độ lây nhiễm ở mức độ nhanh nhất trong khu vực.
Theo các con số thống kê chính thức, 2% trong số 6 triệu người dân PNG có HIV nhưng các nhà hoạt động cho rằng tỉ lệ thật cao hơn rất nhiều.
Theo tổ chức UN Aids, tỉ lệ người được chẩn đoán có AIDS tăng khoảng 30% mỗi năm kể từ 1997 đến nay.
Ở PNG, vi rút HIV chủ yếu lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn, vì tục lệ đa thê và vì tình trạng hãm hiếp diễn ra tràn lan.
Tuy nhiên, nhiều người nhiễm HIV lại bị xem là bị phù thủy yểm bùa và không được chữa trị gì. Còn những ai bị “dán nhãn” phù thủy thì thường bị tra tấn đánh đập hoặc bị giết chết.
Bà Marabe, vốn làm biệc cho tổ chức Igat Hope nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về HIV/AIDS, cho biết ở các khu vực nông thôn, người dân PNG vẫn mù tịt về căn bệnh thế kỷ.
Chẳng hạn như ở khu vực Tari, nơi xảy ra các vụ chôn sống kể trên, chẳng có một chương trình tư vấn nào hay huấn luyện nào về AIDS.
Sau khi thông về các vụ chôn sống được đưa ra, chính phủ PNG cho biết sẽ cho người về vùng Tari để điều tra về vụ việc.
Đ.N (Theo BBC, ABC)
Bình luận (0)