Ngoài ra còn có thuyết phục Trung Quốc gia tăng áp lực với Triều Tiên, thậm chí trở thành cùng hội cùng thuyền với Mỹ.
Sách lược đối phó của Mỹ là vừa sẵn sàng ứng phó chiến tranh lại vừa tìm cách rút củi dưới đáy nồi. Vì thế, Mỹ mới buộc phải chủ động xích lại gần Trung Quốc. Ông Kerry không thuyết phục được Bắc Kinh đứng hẳn về phía Washington để đối phó Bình Nhưỡng nhưng lại đạt được kết quả rất đáng kể khi Trung Quốc cam kết cùng nỗ lực để giảm căng thẳng và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Thông điệp của Trung Quốc phát về phía Triều Tiên là khi cần thiết, nước này sẵn sàng hợp tác với Mỹ, không muốn chiến tranh xảy ra và càng không muốn có ai đó sử dụng vũ khí hạt nhân. Bắc Kinh cũng khích lệ Bình Nhưỡng chấp nhận đàm phán.
Qua chuyến đi của ông Kerry có thể thấy chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên là tăng cường vũ trang kèm chủ động đối thoại, vừa phòng ngừa chiến tranh lại vừa tìm cách giảm căng thẳng và đối đầu, vừa củng cố liên minh quân sự -an ninh lại vừa chủ động tranh thủ Trung Quốc.
Như vậy, cuộc khủng hoảng hiện tại thậm chí còn tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ đẩy mạnh việc chuyển hướng, điều chỉnh và bố trí chiến lược ở cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)