Trong khi đó, các mỏ đã được cấp phép khai thác chỉ được khoảng hơn 1 triệu m3, nguồn cung cấp đang thiếu nghiêm trọng.
“Theo tính toán, thời gian hoàn thiện cấp phép mới 1 mỏ khoảng 6 - 8 tháng nhưng tiến độ từ nay đến cuối năm 2021 phải hoàn thiện toàn bộ tuyến đường với tổng nhu cầu khoảng 8 triệu m3 vật liệu. Với thời gian còn lại thì mỗi tháng cần 90.000 m3, cá biệt có những tháng cao điểm phải cần 2 triệu m3 đất. Khả năng bị chậm tiến độ tại dự án là rất lớn”, ông Khoát lo ngại.
Tình trạng khan hiếm và thiếu vật liệu trầm trọng xảy ra tại 2 dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn, dù cần 1,8 triệu m3 vật liệu nhưng hiện đang thiếu 1,3 triệu m3. Theo Ban Quản lý dự án Hồ Chí Minh, chỉ 2 - 3 tháng nữa khi đất tận dụng hết cũng sẽ thiếu vật liệu, có thể giá vật liệu cũng sẽ bị đẩy lên cao. Dự án Nha Trang - Cam Lâm đang triển khai, tư vấn đang tính toán nhu cầu cần 5,5 triệu m3, các mỏ đang khai thác cấp được 2,49 m3 và thiếu khoảng 3 triệu m3.
Trước hiện tượng các chủ mỏ tăng giá, ông Lại Hồng Thanh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ TN-MT), cho rằng các địa phương cần lưu ý tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được điều chỉnh 6 tháng/lần. Sau khi đã điều chỉnh vẫn thấy tăng giá chênh lệch thì hoàn toàn có quyền xem xét và xử lý.
Ông Lê Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT), cho biết Bộ GTVT đã làm việc với các địa phương và đề nghị đẩy nhanh tiến độ cấp phép mỏ, cũng như quản lý giá vật liệu xây dựng; có giải pháp, chế tài kịp thời và phù hợp để chống độc quyền, đầu cơ, tùy tiện nâng giá vật liệu xây dựng.
Bình luận (0)