Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội Đức có tiếng nói mạnh mẽ về Biển Đông

25/11/2015 16:20 GMT+7

Việt Nam mong muốn Quốc hội Đức và Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị ASEAN tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ quan điểm lập trường của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông .

Việt Nam mong muốn Quốc hội Đức và Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị ASEAN tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ quan điểm lập trường của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Chủ tịch nước và ông Thomas Gambke - Ảnh: Trường SơnChủ tịch nước và ông Thomas Gambke - Ảnh: Trường Sơn
Thông điệp trên vừa được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi tới Nhóm nghị sĩ hữu nghị ASEAN của Quốc hội Đức tại buổi tiếp sáng nay, 25.11, theo giờ địa phương tại Berlin, Đức.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới CHLB Đức từ 24 - 26.11, theo lời mời của Tổng thống CHLB Đức Joachim Gauck.
Đề nghị thành lập Nhóm Nghị sĩ Quốc hội Đức - Việt
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ tin tưởng Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị ASEAN của Quốc hội Đức sẽ là cầu nối quan trọng góp phần tăng cường quan hệ giữa Quốc hội hai nước và Quốc hội ở các nước thành viên trong khối ASEAN.
Chủ tịch nước đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Quốc hội Việt Nam và Đức thông qua các hình thức đa dạng như trao đổi đoàn ở cấp cao và giữa các Ủy ban chuyên trách, nhóm Nghị sĩ...
Theo Chủ tịch nước, sự hợp tác này đã tạo điều kiện để cơ quan lập pháp hai nước tăng cường sự hiểu biết và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát. Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước đã đề nghị Quốc hội Đức ủng hộ việc thành lập Nhóm Nghị sĩ Quốc hội Đức - Việt trong Quốc hội Đức, nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa Quốc hội hai nước.
Trao đổi với Nhóm nghị sĩ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định trong nhiều năm qua, Đức liên tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong EU; tuy nhiên, hợp tác đầu tư giữa hai nước còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Chủ tịch nước khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp Đức kinh doanh lâu dài tại Việt Nam. Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn Quốc hội Đức ủng hộ và khuyến khích các doanh nghiệp Đức hoạt động tại Việt Nam trong các lĩnh vực Đức có thế mạnh như sản xuất thiết bị, công nghiệp, y tế, năng lượng cơ sở hạ tầng, khoa học - công nghệ và triển khai có hiệu quả các dự án trọng điểm như xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, trường Đại học Việt - Đức tại Bình Dương…
chu-tich-nuocChủ tịch nước trò chuyện thân mật cùng các Nghị sĩ hữu nghị ASEAN của Quốc hội Đức
- Ảnh: Trường Sơn
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước cũng bày tỏ cảm ơn với Quốc hội Đức về việc đã ủng hộ Chính phủ Đức ưu tiên cung cấp ODA cho Việt Nam. Chủ tịch nước khẳng định những dự án do phía Đức tài trợ cho Việt Nam trong các lĩnh vực cải cách kinh tế vĩ mô, môi trường, y tế, đào tạo nghề... đã và đang được triển khai hiệu quả, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Theo Chủ tịch nước, tuy đã trở thành nước có thu nhập trung bình nhưng Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lại là một trong những nước bị tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu. Do vậy, Chủ tịch nước đề nghị Đức tiếp tục ủng hộ cung cấp ODA cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực phù hợp ưu tiên chung hai nước như năng lượng, môi trường và dạy nghề.
Đề nghị Quốc hội Đức có tiếng nói mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông
Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác Chiến lược với Đức, quốc gia có vai trò quan trọng hàng đầu ở châu Âu và thế giới. Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng với việc quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Đức được thiết lập từ 2011 đang phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả trên mọi lĩnh vực.
Chủ tịch nước cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội Đức tích cực ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với EU; ủng hộ việc EU sớm kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định Tự do Thương mại (FTA). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đề nghị nhóm Nghị sĩ Hữu nghị ASEAN tích cực thúc đẩy để Nghị viện châu Âu phê chuẩn Hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA) và EU sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Trong thông điệp gửi tới Nhóm Nghị sĩ, Chủ tịch nước đã đánh giá cao việc Quốc hội Đức và nhóm Nghị sĩ Hữu nghị luôn theo dõi tình hình ở Biển Đông. Chủ tịch nước nhấn mạnh chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển 1982, không làm phức tạp tình hình, không đe doạ sử dụng vũ lực, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông.
“Việt Nam mong muốn Quốc hội Đức nói chung và Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị ASEAN nói riêng tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ quan điểm lập trường của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề này”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Tại cuộc gặp, ông Thomas Gambke, Chủ tịch nhóm Nghị sĩ hữu nghị ASEAN của Quốc hội Đức cho biết, trong chương trình cuộc họp tuần này của Ủy ban kinh tế Quốc hội Đức sẽ thảo luận về khoản vốn cho dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TP.HCM. Nhiều khả năng khoản tiền này sẽ được giải ngân như cam kết được Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết trước đó.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.