Trong phần thẩm vấn của Hội đồng xét xử (HĐXX) sáng 23.9, 4 bị cáo Nguyễn Minh Chung, Phạm Thanh Kim Hạnh, Ngô Thành Vương, Trần Đức Vững đều thừa nhận hành vi phạm tội. Bị cáo Phạm Sỹ Hoài Như vẫn phủ nhận nội dung cáo trạng.
tin liên quan
Nguyên CSGT 'cố ý gây thương tích' hay 'giết người'?Cáo trạng mới vẫn giữ quan điểm truy tố Phạm Sỹ Hoài Như, nguyên CSGT Công an Q.Tân Bình (TP.HCM), tội 'cố ý gây thương tích". Trước đó, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ vụ án đề nghị làm rõ hành vi 'giết người'.
Chung khai được bị cáo Như gọi điện nhờ đến chốt giao thông tại giao lộ đường Trường Chinh và Tân Kỳ - Tân Quý (P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM), nơi tổ tuần tra Đội CSGT do Như làm tổ trưởng đang làm nhiệm vụ, để đánh “dằn mặt” người vi phạm là ông Chín.
Chung khai: “Như gọi điện nói 'anh có chuyện nhờ em tí, đến gấp'. Vì bị cáo và các bị cáo còn lại là anh em hay đi chung với nhau, nghe Như nói có việc gấp nhờ nên bị cáo rủ đi cùng. Tới địa điểm, bị cáo gọi điện hỏi Như có chuyện gì, Như vừa chỉ ông Chín vừa nói 'đã say xỉn còn la lối om xòm', bảo bị cáo đánh 'dằn mặt'”.
Ngoài ra, Chung khai mình có đến nói với ông Chín: “Chú say xỉn mà còn lái xe là chú đã sai, giờ chú còn đứng cãi với CSGT là chú càng sai, giờ chú nghe cháu chú về đi”. Nhưng vì ông Chín không chịu nghe, nổi nóng quát lại nên Chung bỏ đi.
“Vừa lúc đó, có va quẹt xe ở góc đường Trường Chinh nên bị cáo đến giúp đỡ những người bị va quẹt, không thấy Hạnh, Vương, Vững đánh ông Chín như thế nào. Khi bị cáo quay sang nhìn thì thấy ông Chín đã té xuống, nhiều người dân đứng ra can ngăn. Bị cáo đi đến giải thích rồi bỏ về”
Tòa hỏi bị cáo Chung: “Bị cáo với Như là quan hệ gì”, Chung khai: “Chỉ là quen biết ngoài xã hội”.
tin liên quan
Truy tố nguyên tổ trưởng CSGT gọi côn đồ “xử lý” người vi phạmViện KSND TP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Phạm Sỹ Hoài Như (35 tuổi, nguyên thượng úy thuộc Đội CSGT Công an Q.Tân Bình) và 4 bị can Nguyễn Minh Chung, Phạm Thanh Kim Hạnh, Ngô Thành Vương, Trần Đức Vững, cùng về tội “cố ý gây thương tích”.
Bị cáo Hạnh cũng khai, khi đi ra đến ngã tư Tân Kỳ - Tân Quý thì đã gặp các bị cáo còn lại ở đó.
“Sau đó, bị cáo thấy Như đến gặp Chung nói chuyện gì đó. Nói chuyện xong, Chung kêu bị cáo đứng gần đó chờ. Vương và Vững cũng đi theo bị cáo. Đứng một lúc, bị cáo thấy Chung đi trước, ông Chín đi sau ra đến cột đèn gần đó và hai người nói chuyện gì bị cáo cũng không biết. Lúc này, gần đó có va quẹt xe, Chung ra đỡ những người bị tai nạn đứng dậy. Còn Vương xông vào đánh ông Chín, bị cáo cũng tham gia đánh. Bị cáo không thấy Chung tham gia đánh”, Hạnh khai.
Bị cáo Vương thừa nhận Vững là người rủ Vương tham gia đánh.
“Nghe Vững gọi điện nói “anh Chung gặp chuyện” thì bị cáo chạy đến địa điểm hẹn. Đến nơi, bị cáo thấy Chung gọi điện cho ai đó. Gọi điện xong, thấy một người CSGT đi đến nói chuyện với Chung. Sau đó, Chung đến nói với bị cáo đừng chờ Chung ra hiệu để đánh 1 người vi phạm giao thông”.
Vững cũng thừa nhận những lời khai của Vương là đúng. Các diễn biến tiếp theo sau đó đều đúng với các bị cáo khác khai.
Ngoài ra, các bị cáo trên đều khai khi đi không mang theo hung khí, chỉ tham gia đánh ông Chín bằng tay không.
|
Nguyên CSGT Phạm Sỹ Hoài Như phủ nhận việc gọi điện nhờ Chung đến đánh “dằn mặt” nạn nhân. “Bị cáo chỉ gọi điện Chung đến gọi xe, đưa ông Chín về nhà”, Như khai với HĐXX.
Từ lời khai này, chủ tọa phiên tòa cho biết đây chỉ là lời khai của bị cáo Như nên HĐXX sẽ xem xét.
Chủ tọa hỏi: “Theo điều lệnh của ngành, khi dừng phương tiện đang lưu thông trên đường và người vi phạm có hành vi chống đối thì bị cáo phải làm gì”. Như trả lời: “Báo công an và chính quyền địa phương đến hỗ trợ”
Chủ tọa hỏi: “Vậy Chung có phải chủ tịch phường hay không”?. Như trả lời: "Thưa, không". Chủ tọa: “Không phải là chủ tịch phường thì Chung có nghĩa vụ gì khi bị cáo gọi đến?”. Chung vẫn khai chỉ gọi điện nhờ Chung đến đưa người vi phạm về.
Chiều 23.9, phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn liên quan đến kết luận giám định mới về nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân.
Bình luận (0)