Cả hai đều xí phần khi cuộc đua chưa phân định chủ yếu nhằm để trấn an tinh thần phe cánh và chi phối dư luận xã hội. Dù vậy, từ đó có thể rút ra được mấy nhận thức rất đáng chú ý về thực trạng hiện tại và tương lai tới đây của Indonesia.
Thứ nhất, khoảng cách giữa đắc cử và thất cử sẽ không lớn, có nghĩa là thắng cử không được vang dội và thất cử không đến nỗi thê thảm. Cho nên điều quan trọng đối với đất nước này bây giờ là cung cách làm việc của ủy ban bầu cử và thái độ của ứng cử viên thất cử. Nếu công việc kiểm phiếu không nhanh chóng và minh bạch cũng như nếu bên thua không chịu công nhận kết quả thì sẽ tiềm tàng nguy cơ bùng nổ khủng hoảng chính trị.
Thứ hai, cả chính trường lẫn nội bộ Indonesia hiện bị phân hóa sâu sắc. Hai ứng cử viên tổng thống hiện thân cho hai sự lựa chọn không thể dung hòa với nhau. Một bên là sự khởi đầu hoàn toàn mới, còn bên kia là trở lại một giai đoạn đã trải qua. Cử tri không hẳn muốn tương lai là quá khứ nhưng lại muốn nhanh chóng ổn định chính trị chứ không thích lại thí nghiệm chính trị. Cũng vì thế mà ai đắc cử cũng sẽ rất khó khăn trong cầm quyền.
Thảo Nguyên
>> Indonesia căng thẳng sau bầu cử
>> Bầu cử Indonesia: Chưa xác định được tân tổng thống
>> Lo ngại bất ổn vì bầu cử ở Indonesia
Bình luận (0)